Quản lý rầy phấn trắng hại lúa

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Theo Cục Bảo vệ thực vật, trong tháng 8/2024, do điều kiện thời tiết diễn biến mưa nắng thất thường, tạo điều kiện thuận lợi để rầy phấn trắng hại lúa bùng phát tại nhiều tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long như Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.​

Tiến sĩ Nguyễn Văn Biếu đã đưa ra một số ý kiến về việc Quản lý rầy phấn trắng, nhằm giảm thiểu tình trạng gây hại trên cây lúa, giúp bà con trồng lúa đảm bảo chất lượng, năng suất lúa cho mùa vụ này.​

🌾Rầy phấn trắng (còn có tên gọi khác: Rầy cánh phấn, Bọ phấn trắng. Tên khoa học Aleurocybotus occiduus do cánh được bao phủ một lớp phấn trắng. Đây là loài gây hại khá phổ biến trên rau, bông, sắn, rau, thuốc lá… trước đây nhưng gần đây được ghi nhận đã chuyển sang gây hại trên lúa (năm 1966 tại Santaram Ấn Độ và sau đó ở các nước Châu phi: Senegal (1977), Nigeria, Niger, Mauritania, Việt Nam (2010).​

ray phan trang 1_1723018328.png

🌾Bọ phấn trắng đã gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.​

🌾Bọ phấn trắng chích hút trên lá, làm cho lá lúa bị vàng úa và gây ra hiện tượng lép hạt. Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “xiết” chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị quấn sát vào nhau, cũng làm cho hạt bị lép. Bọ phấn trắng cũng là môi giới truyền một số bệnh virus rất nguy hiểm.​

ray phan trang 2_1723018443.jpeg

Lúa bị rầy phấn trắng gây hại

🌾Bọ phấn trắng thuộc nhóm côn trùng biến thái không hoàn toàn, vòng đời trung bình khoảng 22 ngày, có 3 giai đoạn: trứng và bọ non và trưởng thành, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 30°C.​

Để quản lý tốt tình hình bọ phấn trắng hại lúa, cần:

👉Chọn giống kháng sâu bệnh: Sử dụng các giống lúa có khả năng kháng rầy phấn trắng cao.​

👉Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm rầy phấn trắng và phòng trừ kịp thời.​

👉Tuân thủ hướng dẫn của Quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM Integrated Pest Management), Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM - Integrated Plant Health Management), canh tác lúa cải tiến (System of Rice Intensification - SRI) như gieo cấy đúng thời vụ, cấy thưa, duy trì mực nước ruộng phù hợp, tránh ngập úng.để hạn chế sự lây lan của rầy, sử dụng bẫy dính màu vàng để thu hút và diệt bớt số lượng rầy phấn trắng. Chú ý loại bỏ cỏ dại, rơm rạ, và tàn dư cây trồng sau thu hoạch để giảm nơi trú ẩn của rầy. Sử dụng các biện pháp cơ học như máy hút rầy... Bảo vệ và tăng cường số lượng các loài thiên địch như ong ký sinh, bọ rùa để kiểm soát rầy phấn trắng tự nhiên…​

👉Khi mật độ rầy phấn trắng đạt từ 10-15 con/trên lá hoặc 20-30 con trên một cây, cần bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất như Abamectin, Imidacloprid, Thiamethoxam.​

👉Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát để thuốc phát huy hiệu quả tối đa. Chú ý tuân thủ hướng dẫn trên bao bì thuốc.​

TS. Nguyễn Văn Biếu
 
Back
Top