Quy trình xử lý ra hoa và sượng cơm

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Quy trình áp dụng cho sầu riêng Monthong và Ri 6 ở Cần Thơ.

Giai đoạn trước khi thu hoạch có thể bón vôi 500 - 1.000 kg/ha (3 - 5 kg/cây)​

1. GIAI ĐOẠN SAU KHI THU HOẠCH

Mục tiêu kích thích cho cây ra 1 - 2 cơi đọt tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:​

- Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, đang chéo trong thân hoặc cành non vừa mới mọc trên cành chính.​

- Nếu có đốm rong trên lá, cành nên phun thuốc gốc đồng.​

- Bón phân: 10 - 15 kg/cây phân hữu cơ kết hợp nấm Trichoderma hay phân hữu cơ vi sinh ngừa nấm bệnh hại trong đất.​

- Bón 1 - 2 kg/cây phân hóa học N:P2O5:K2O có tỉ lệ 3:2:1 hay 4:3:2.- Tưới nước: 2 - 3 ngày/lần.​



tuoi-nuoc-sau-rieng_1717405540.jpg

- Nếu kích thích ra thêm cơi đọt thứ hai thì bón phân và tưới nước như khuyến cáo trên.​

- Phun thuốc ngừa rầy xanh sau khi đọt non xuất hiện.​

- Phun phân vi lượng hay bón phân qua lá sau khi cây ra đọt non.​

- Giữ mực nước trong mương ổn định ở độ sâu 60 - 80 cm.​

2. TẠO MẦM HOA

Một tháng trước khi phun Paclobutrazol

Mục tiêu: Làm giảm sự sinh trưởng của cây.​

Bón phân: N:P2O5:K2O có tỉ lệ 1:3:2 hay 1:3:3 để thúc đẩy hình thành mầm hoa hoặc trộn phân KCL+DAP tỉ lệ 1:2 liều lượng 0,5 kg/cây.​

7 ngày trước khi phun Paclobutrazol

Phun MKP 0 - 52 - 34 nồng độ 0,5% ướt đều hai mặt lá, bắt đầu xiết nước (bơm

nước ra khỏi mương) cho đến khi kích thích trổ hoa.​

Phun Paclobutrazol kết hợp xiết nước, phủ nylon mặt liếp và đào hộc

- Phun Paclobutrazol (PBZ) ở nồng độ 1.000 - 1.500 ppm, phun dung dịch hóa chất đều lên hai mặt lá vào lúc sáng sớm hay chiều mát.​

- Xiết nước trong mương khô kiệt.​

- Phủ nylon mặt liếp.​

- Đào hộc xung quanh gốc, khoảng cách từ 2,5 - 3 m từ gốc cây sầu riêng.​

phubat_1717407073.jpg

Một số lưu ý:

- Cây còn tơ (ra trái 1 - 2 mùa) xử lý nồng độ PBZ cao hơn cây trưởng thành.​

- Cây sinh trưởng mạnh, lá xanh tốt xử lý nồng độ PBZ cao hơn cây cằn cỗi.​

- Không nên kích thích ra hoa đối với những trường hợp sau: cây 1 - 2 năm tuổi, chưa trưởng thành, cây sinh trưởng kém (lá thưa, ít, hoặc bị bệnh thán thư hay rụng lá do nấm Phytophthora spp.).​

3. GIAI ĐOẠN RA HOA

Nhú mầm hoa (mắt cua) 20 - 30 ngày sau khi phun PBZ

Kích thích trổ hoa và phá miên trạng mầm hoa

Khi nhú mầm hoa “mắt cua”, phun nồng độ 0,5 - 1% để thúc hoa phát triển tập trung, ngừa mầm hoa bị miên trạng (chai), phun đều lên mầm hoa.​

Bón phân thúc hoa và đọt phát triển N:P2O5:K2O 1:1:1 + Urê, trộn với tỉ lệ

3:1, liều lượng 0,5 - 0,7 kg/cây.​

Ngừa sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư hại hoa trong mùa mua.​

Cho nước vô mương trở lại và giữ độ sâu 60 - 80 cm từ mặt liếp. Tưới nước trở lại cho cây. Nên tưới với lượng nước vừa ẩm ở những ngày đầu, sau đó lượng

nước tăng dần nhưng tránh tình trạng đọng nước và “lèn” mặt liếp.​

Dở màng phủ.​

Hoa phát triển

tiahoasaurieng_1717406018.jpg

Tỉa hoa: Giai đoạn 20 - 40 ngày sau khi hoa phát triển.​

Cách tỉa: Tỉa bỏ hoa ở ngoài tán, trên thân hoặc gần sát thân chính, tỉa bỏ những chùm hoa gần sát nhau, cuốn nhỏ, để lại những hoa có cuốn to, khoảng cách đều giữa các chùm hoa trên cành.​

Phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh trước khi hoa nở, đặc biệt là ngừa bệnh thán

thư làm khô hoa.​

Trước khi nở hoa

3 - 5 ngày trước khi nở hoa phun Canxi Bo để tăng cường đậu trái. Ngừng phun các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh.​

4. GIAI ĐOẠN ĐẬU TRÁI

Thụ phấn bổ sung bằng tay nhằm làm tăng tỉ lệ đậu trái và trái tròn đủ 5 múi

Thụ phấn những chùm hoa ở giữa cành, không thụ phấn chùm hoa ở ngọn cành sẽ dễ bị gãy hay sát thân chính, trái sẽ phát triển chậm.​

Thời gian thụ phấn từ 19 - 22 giờ.​

thuphanhoasaurieng_1717406418.jpg

Phương pháp thụ phấn: Dùng cây chổi bằng nylon hay lông gà quơ qua quơ lại vài lần lên nướm của chùm hoa đang nở của cây lấy phấn, sau đó thực hiện tương tự lại trên hoa cần thụ phấn.​

Nguồn phấn: Nên lấy phấn từ giống cây sầu riêng khác để đạt tỉ lệ đậu cao, không lấy phấn trên cùng một cây hay hay cũng giống nhân bằng phương pháp vô tính.​

5. GIAI ĐOẠN RỤNG TRÁI NON

Phun phân bón lá N:P2O5:K2O 15:30:15 nồng độ 0,5% để hạn chế sự rụng trái non, phun 2 lần sau 10 - 15 ngày.​

Phun thuốc ngừa sâu bệnh.​

Phun Gibberellin (GA3) nồng độ 5 - 10 ppm (1 g nguyên chất/100 - 200 lít

nước) để hạn chế sự rụng trái non, phun 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày.​

6. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRÁI

Giai đoạn 7 - 10 ngày sau khi đậu trái (SKĐT)

Phun thuốc ngừa sâu đục trái.​

Tưới nước đủ ẩm, không để thiếu nước trái phát triển kém, giữ mực nước

trong mương ổn định 60 - 80 cm.​

“Kéo đọt” bón phân có hàm lượng đạm cao N:P2O5:K2O tỉ lệ 2:1:1 hay 3:2:1 kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao N:P2O5:K2O tỉ lệ 3:1:1 và Gibberellin 10 ppm.​

Giai đoạn 15 - 20 ngày SKĐT

Phun ngừa sâu đục trái.​

Phun Canxi Bo khắc phục hiện tượng cháy múi trên sầu riêng Ri 6.​

Giai đoạn 20 - 25 ngày SKĐT

Tỉa trái non lần thứ nhất: Tỉa trái bị méo, chùm hay cành có nhiều trái.​

Phun MKP 0-52-34 nồng độ 1,0 - 1,5% ngăn chặn sự ra đọt non, 10 - 15 ngày/lần.​

Tiatraisaurieng_1717406936.jpg

Giai đoạn 25 - 30 ngày SKĐT

Bón phân lần 1: thúc phát triển trái phân N:P2O5:K2O tỉ lệ 1:1:1 có thể kết hợp với phân Urê với tỉ lệ 3:1 nếu cây ra nhiều trái, trung bình 1,0-1,5 kg/cây tùy theo tuổi cây và số trái trên cây. Chú ý nên dùng phân không chứa gốc chlor như KCL.​

Giai đoạn 40 - 45 ngày SKĐT

Tỉa trái non lần 2 khi trái có đường kính 8 - 10 cm.​

Giai đoạn 55 - 60 ngày SKĐT

Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2% để hạn chế hiện tượng sượng cơm hay Canxi

Bo để khắc phục hiện tượng trái múi trên sầu riêng Ri 6.​

Bón phân lần 2: phân N:P2O5:K2O tỉ lệ 2:1:3 trung bình 0,5 - 1 kg/cây.​

Giai đoạn 60 - 80 ngày SKĐT

Phun MgSO4 nồng độ 0,2% để hạn chế sượng cơm.​

Bón phân lần 3 như lần 2 nếu giống sầu riêng có thời gian thu hoạch > 100 ngày.​

Phun KNO3 nồng độ 0,5 - 1%.​

Chú ý:

Phòng ngừa bệnh thối trái nhất là thời vụ có mưa, nên thu gom trái rụng mang ra khỏi vườn tiêu hủy, không để trái rụng trên mương tưới hay trên mặt liếp trong vườn.​

7. GIAI ĐOẠN THU HOẠCH

Giai đoạn 20 - 25 ngày trước khi thu hoạch (TKTH)

Trong mùa mưa nên phủ mặt liếp bằng nylon tránh nước mưa xâm nhập vào vùng rễ sẽ làm cơm trái mềm, có nước.​

Giai đoạn 10 - 15 ngày TKTH

Rút nước trong mương khô kiệt.​

Để xác định thời điểm thu hoạch của trái có thể dựa vào các yếu tố sau:​

* Dựa vào thời gian phát triển trái của từng giống: Khổ qua xanh: 95 - 100 ngày sau khi đậu trái, Ri 6: 100 - 105 ngày sau khi đậu trái, Mothong:115 - 120 ngày sau khi đậu trái, Sữa hạt lép: 105 - 110 ngày sau khi đậu trái.​

* Dùng thanh gỗ gõ vào trái nghe tiếng “bộp, bộp”.​

* Sự thay đổi màu sắc trái từ màu nâu sáng sang màu vàng xanh.​

* Tầng rời của cuống nhô cao.​

* Gai trái tương đối mềm và dẻo hơn (Pascua và Cantila, 1992).​

* Rãnh giữa các gai rộng và âm thanh phát ra khi gõ vào trái có tiếng đục

(Nanthachai, 1994).​

* Ngừng thu hoạch khi có mưa lớn, bơm nước trong mương ra, thu hoạch trở

lại sau 3 ngày.​

8. XỬ LÝ SAU KHI THU HOẠCH

Trái sầu riêng xuất khẩu cần xử lý cho trái chín tập trung bằng cách quét ethephon nồng độ 0,1 - 0,2% sau đó để cho trái chín tự nhiên (không đậy kín sẽ làm cho vỏ trái có màu vàng sậm, mất màu tự nhiên của vỏ trái).

 
Back
Top