Rầy lưng trắng gây hại lúa các tỉnh phía Nam

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
[line-height=1.5">[size=18px">Rầy lưng trắng có nhiều tên gọi khác nhau như bọ phấn trắng, rầy cánh trắng, rệp phấn trắng… tùy vùng miền và khu vực. Đây là một loại dịch hại nguy hiểm vì chúng gây hại trên nhiều loại cây khác nhau từ lúa, rau màu, cây ăn trái, hoa cây cảnh. [/JUSTIFY]

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay tại các tỉnh phía Nam nhiều diện tích lúa Hè thu đã bị rầy lưng trắng gây hại mạnh, điển hình như các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Trà Vinh, An Giang, Tiền Giang.​

Bà con trồng lúa tại các địa phương cần lưu ý phòng ngừa, kết hợp với điều trị cứu lúa nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng vụ lúa. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho bà con một số thông tin quan trọng về loài sinh vật gây hại này.​

🌞Đặc điểm nhận biết Bọ phấn/ Rầy lưng trắng/ Rệp phấn trắng hại lúa

Trưởng thành rầy phấn trắng có kích thước nhỏ, dài khoảng 0,8 - 1,5 mm. Trên cơ thể phủ một lớp sáp màu trắng, chân dài và mảnh.​

ray-lung-trang-hai-lua-1_1722322940.jpeg

Trứng rất nhỏ hình bầu dục, màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu nhạt rồi thành màu nâu xám.​

Ấu trùng màu vàng nhạt, hình ô van, dài khoảng 0,7 - 0,9 mm.​

Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có lông thưa ở 2 bên sườn.​

Vòng đời của rầy phấn trắng có 4 pha: Trưởng thành 5 - 10 ngày, trứng 5 - 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài 7 - 10 ngày, nhộng 3 - 6 ngày. Vòng đời kéo dài từ 25 - 32 ngày.​

>>Theo dõi chi tiết nội dung Sâu bệnh hại của nhiều loại cây trồng tại ứng dụng của chúng tôi.[/b]​

Ban biên tập
 
Back
Top