Rét nàng Bân năm 2025 có gì đặc biệt?

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh cuối cùng của mùa, thường được gọi là "rét nàng Bân". Theo dự báo, đợt rét này có thể kéo dài đến khoảng ngày 2/4, mang theo mưa rào rải rác và dông lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ.


Miền Bắc tăng nhiệt trước khi đón đợt rét mới?


Cơ quan khí tượng thủy văn cho biết khoảng ngày 5-6/4 và 10/4, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc nhưng với cường độ yếu gây mưa nhỏ, trời lạnh về đêm và sáng, nắng ấm về trưa và chiều.​


"Rét nàng Bân" là đợt rét muộn thường xuất hiện vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc, Việt Nam. Năm 2025, tháng 3 âm lịch bắt đầu từ ngày 31 tháng 3 và kết thúc vào ngày 29 tháng 4 dương lịch. Do đó, theo quan niệm dân gian, "rét nàng Bân" năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này.​


screenshot_1743559772_1743559798.png


Theo lý giải của các chuyên gia về khí hậu, đây thực chất là đợt rét muộn, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn về vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch, khi thời tiết đã ấm lên khá nhiều.​


Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện tại, ENSO đang từ La Nina suy yếu và có thể đạt trạng thái trung tính vào giữa năm, làm tăng nguy cơ mưa lớn cục bộ, ngập úng đô thị, lũ quét và sạt lở đất. Năm nay, Biển Đông có thể đón 11-13 cơn bão, trong đó 5-6 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nguy cơ xuất hiện bão mạnh cấp 12 trở lên vẫn cao.​


Về diễn biến thời tiết từ tháng 4 đến tháng 6, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết từ tháng 4 đến 6/2025, bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền tương đương với mức trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông khoảng 1,8 cơn, đổ bộ vào đất liền khoảng 0,3 cơn).​


Nắng nóng diện rộng có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 4/2025, muộn hơn so với trung bình nhiều năm, với số ngày nắng nóng ít hơn so với cùng kỳ năm 2024.​


Ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực vùng núi thuộc Bắc và Trung Trung Bộ, trong tháng 4/2025, cường độ nắng nóng ít gay gắt hơn so với cùng kỳ năm 2024. Từ tháng 5/2025, nắng nóng có khả năng gia tăng trên toàn khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.​


Thời tiết giao mùa: Mưa đá, dông lốc xuất hiện nhiều hơn


Cơ quan khí tượng cũng nhận định trong tháng 4/2025, khả năng xuất hiện những đợt mưa chuyển mùa ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Cần đề phòng những đợt mưa vừa, mưa to ở các khu vực này trong tháng 5 đến 6/2025.​


Theo cơ quan khí tượng, mưa đá dông lốc xảy ra do có sự bất ổn định trong khí quyển sự tranh chấp giữa khối khí nóng và lạnh. Ở Bắc Bộ Trung Bộ mưa đá xảy ra khi xuất hiện vùng áp thấp nóng phía tây và các đợt không khí lạnh đầu mùa hoặc cuối mùa.​


Không khí lạnh tràn xuống gặp nền nhiệt cao sẵn có sẽ đẩy khối khí nóng ẩm gần mặt đất bốc lên trên cao hình thành các đám mây dông mạnh phát triển theo hướng thẳng đứng. Ngoài ra, rãnh gió Tây trên độ cao 5000m cũng là hình thế dễ tạo ra mưa đá. Lý do là trên rãnh sẽ tạo ra vùng hội tụ ẩm lớn và hình thành các đám mây đối lưu.​


Nhiệt độ các tầng cao đủ lạnh các tinh thể băng hình thành trong đám mây sẽ rơi xuống và tiếp tục va chạm kết dính tạo ra những hạt mưa đá có kích thước khác nhau. Vì vậy đối lưu càng mạnh và kéo dài thì mưa đá càng có khả năng xảy ra trên diện rộng và cường độ mạnh hơn.​


Các hình thế gây mưa đá ở Bắc Bộ, Trung Bộ thường hoạt động mạnh trong các tháng giao mùa khi mà chuyển từ trạng thái lạnh sang nóng và ngược lại, tức là trong thời điểm tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11. Cơ quan khí tượng dự báo, trong hai tháng tới ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ sẽ có mưa dông xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm. Các hiện tượng như là mưa đá lốc sét cũng có thể xuất hiện nhiều hơn.​


Đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, 2 tháng tới, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông lốc, sét gió giật mạnh khả năng sẽ xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm và xuất hiện ở những khu vực vùng núi và ven biển là chính.​


Trong khu vực đồng bằng thì khả năng xuất hiện sẽ không nhiều. Người dân cần phải chú ý theo dõi các bản tin thời tiết để có những biện pháp phòng tránh kịp thời và hiệu quả.​


Theo chuyên gia, mưa đá là hiện tượng thời tiết nguy hiểm thường diễn ra nhanh trong vòng 10 đến 20 phút nên chỉ có thể cảnh báo chứ chưa thể dự báo được để phòng tránh thiệt hại.​


Trước tiên chúng ta cần phải nhận biết dấu hiệu sắp xảy ra mưa đá để có thể chủ động phòng tránh khi thấy trời nổi dông gió. Mây đen bao phủ bầu trời như kín tầm mắt tạo ra tiếng ù ù ầm ầm liên tục.​


Tiếp đó là sự xuất hiện của mưa rào và cảm thấy nhiệt độ không khí lạnh đi nhanh chóng khả năng cao sẽ xảy ra mưa đá. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, cần nhanh chóng tìm chỗ trú, trường hợp không kịp trú ẩn cần tìm các vật cứng như mũ bảo hiểm cặp sách để che đầu. Sau khi mưa đá qua, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi, tránh bị trơn trượt.​


Khi ở trong nhà mái lá mái ngói mái pro xi măng, nên trú ẩn dưới gầm bàn ghế giường hoặc tìm vật cứng che đầu đề phòng cháy thiệt hại do mưa đá gây ra. Với hoa màu và cây trồng, bà con có thể làm giàn che dọc luống dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của đá khi va chạm xuống đất.​


 
Back
Top