Sạ khô ở miền Nam

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Chuẩn bị hạt giống

Cần chọn những giống lúa thật ngắn ngày, kháng một số loại sâu bệnh chính trong vùng, thích nghi tốt với điều kiện tại địa phương, chịu hạn tốt.​

Hạt giống khô không ngâm ủ được trộn với một trong các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ hạt, ngừa dế, kiến, chim, chuột.​

bai 19_1629975735.jpg

Hạt giống khô được trộn với 1 số loại thuốc trừ sâu để bảo vệ hạt.

Chuẩn bị đất

Đất phải được cày ải sau khi thu hoạch vụ lúa mùa hay đông xuân năm trước. Đến tháng 4, khi có được những cơn mưa đầu mùa, tiến hành cày trở, lượm sạch cỏ rồi bừa cho đất tơi ra, cục đất to bằng nắm tay là vừa.​

Đào những rãnh thoát nước (sâu 20cm) cách nhau khoảng 10-20m. Các rãnh này được nối liền với những mương sâu hơn (50cm) và rộng hơn để bảo đảm đưa tất cả lượng nước mưa đầu mùa ra khỏi ruộng.​

bai 19-cay ai_1629976062.jpg

Cày ải sau thu hoạch.

Vì lượng nước mưa đầu mùa đã hòa tan các muối mặn hoặc muối phèn tích lũy trong lớp đất mặt trong mùa khô. Lượng nước nầy rất độc, nếu giữ lại trong ruộng lúa sẽ bị chết.​

Bón phân lót

Lượng phân bón lót cho 1 hecta: Phân hữu cơ: 10-15 tấn; P205: 50-60 kg;​

Rắc toàn bộ lượng phân trên vào ruộng ngay khi bừa đất, trước khi sạ.​

Sạ

Lượng giống cần cho mỗi hecta tùy loại giống lúa, đất đai và tỉ lệ nẩy mầm của hạt giống, trung bình từ 80-100 kg/ha.​

Khi sạ cần rải thật đều tay để hạt phân phối đều trên toàn khu ruộng. Sạ xong nên bừa lấp hạt để tránh chim chuột phá hại và giữ ẩm tốt.​
 
Back
Top