Sơ chế, bảo quản thóc gạo

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Phơi sấy

Phơi sấy khô để hạt có hàm lượng nước đạt dưới 13%, cũng như không cho mầm bệnh phát triển và hoạt động. Bạn có thể sử dụng 2 phương pháp phơi sấy chủ yếu sau:​

Phơi bằng ánh sáng mặt trời

Bạn phơi ngoài ánh nắng, độ dày 3 - 7 cm, thường xuyên đảo hạt để hạt khô đều, tránh cường độ ánh sáng mạnh.​

Làm khô bằng hệ thống quạt không khí nóng

Hạt lúa có thể làm khô băng hệ thống sấy có thổi không khí nóng với nhiệt độ 40 - 45°C, thời gian sấy tùy thuộc vào ẩm độ hạt khi thu hoạch, nhiệt lượng cung cấp, cũng như khối lượng hạt cần xử lý.​

phoi-lua_1630316466.jpg

Làm sạch

Trước khi nhập kho, cất giữ hoặc bán, thóc phải được làm sạch tạp chất. Tạp chất hữu cơ (rơm, rác, các hạt cỏ, xác sâu mọt, trấu, hạt lép và các hạt lạ khác) thường hút ẩm nhanh nhiều hơn thóc, do vậy là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật, sâu mọt phát sinh và phát triển gây hiện tượng tự bốc nóng toàn đống hạt.​

Làm sạch thủ công bằng phương pháp giê nhờ gió tự nhiên hoặc gió quạt tay, quạt máy.​

Làm sạch qua máy chế biến, thông thường kết hợp với máy sấy.​

Bảo quản

Sau khi lúa đã phơi khô, quạt sạch trấu, hạt lép, đóng vào bao để bảo quản. Ở các hộ gia đình nên cho thóc vào bồ, thùng phi hoặc thùng tôn đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.​

Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm hạt lúa cần đạt 14 - 15%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 14%.​
 
Back
Top