Tạo cây đầu dòng sạch bệnh bằng phương pháp vi ghép

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Hiện tại nhân giống quýt bằng cách chiết cành và ghép mắt được thực hiện phổ biến trong sản xuất.​

Chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh Greening hoặc nhiễm nấm Phytophthora sp. Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng khỏe, vị trí ở ngoài sáng.​

chiet-canh_1648622880.png

Chiết cành.

Gốc ghép mắt: Gieo gốc ghép từ hạt khoảng 10 - 12 tháng, khi cây gốc ghép có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được. Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (gốc ghép có thể là cam mật, cam ba lá, quýt …).​

gốc-ghép_1648622974.png

Ươm hạt quýt để tạo cây gốc ghép.

Chọn mắt ghép: Chọn cây mẹ tốt, sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài chảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép. Chú ý không để mắt ghép bị bẩn, dập.​

Vi ghép: Cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên. Tuy nhiên, một số bệnh như: Tristeza, Greening, nhiễm virus vẫn lây lan qua mắt ghép, cành chiết. Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting).

vi-ghep2_1648622724.png

Một trong các bước tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng.

Đây là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng. Do đó vi ghép có ưu điểm là cây con sau khi ghép hoàn toàn sạch bệnh.​

cac-bc-nhan-giong-1_1648622547.png

Các bước nhân giống cây cam, quýt sạch bệnh.

nha-luoi-giu-vat-lieu-cay-quyt-vi-ghep_1648622570.png

Nhà lưới lưu giữ vật liệu cây quýt vi ghép.
 
Back
Top