Vệ sinh, bồi bổ cho ngồng hoa
Khi nhánh hoa già úa khoảng 2/3 thì tiến hành cắt bỏ phần ngọn của phát hoa (bỏ từ khúc có phân nhánh hoặc có hoa trở lên) chỉ chừa lại 3 - 5 mắt phía gốc.
Nếu để muộn quá thì ngồng hoa sẽ khô, sẽ không kịp cho việc mọc cây con nữa (trong khoảng từ tháng 2 - 6).
Vết cắt nên cách mắt độ 1 - 3 cm. Bôi Daconil hoặc thuốc chống bệnh hoặc vôi vào vết cắt, để khô vết cắt 2 - 3 ngày.
Lấy bông hoặc vải mềm quấn nhẹ, xốp, quanh các mắt ngồng (thường thành công ở các mắt thứ 3 - 4 - 5, tính từ gốc lên), rộng độ 5 - 7 mm, dày độ 2 - 4 mm, 3 - 4 tuần đầu sau cắt hoa.
Bổ sung cho cây mẹ bằng phân bón lá 20:20:20 thêm Antonic 1/1000 để cây được hồi sức sau đợt nuôi hoa, nên phun ở mặt dưới lá hoặc gốc cây.
Tiến hành thực hiện bôi thuốc kích thích tố
Đợi đến khi mắt sưng, mới nhú đầu rễ hoặc chồi cây (Khoảng 2 - 4 tuần): sử dụng Antonic 1/500 (4 giọt/100cc nước) hoặc thay bằng B1 nghiền nhỏ vào chỗ bông quấn quanh mắt ngồng.
Khi mắt đã sưng, hơi nhú chồi hoặc rễ thì tháo băng ra, phun vào ngồng: Rootplex hoặc Kelpak (1/1000), cộng thêm B1 (1/2000) và Antonic (1/2000).
Ngoài ra có thể dùng dung dịch kích thích tố pha sẵn (chất được dùng để pha là Cytokinin với nồng độ 5 phần triệu) phun sương vào lá và rễ, chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. Phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn.