Tạo tán

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Cây cà phê bị khuyết tán phía dưới hoặc chỉ còn một số cành phía trên (tán dù)

Trường hợp này ta tiến hành tỉa thưa các cành thứ cấp phía trên để ánh sáng chiếu vào phía dưới (phần gốc của cây) để các chồi vượt phát sinh. Nuôi chồi vượt gần mặt đất, sau đó lựa chọn chồi khoẻ nhất và ở phía có nhiều ánh sáng.​

Chồi này được bấm ngọn khi cao 1,0 - 1,2 m, nuôi các cành cấp 1 của đoạn chồi vượt tạo bộ khung tán bổ sung cho phần khuyết tán.​

Cây cà phê bị khuyết tán giữa thân

canh khuyết tán giữa thân_1622131591.jpg

Trường hợp này ta cũng tỉa thưa bớt các cành thứ cấp phía trên để ánh sáng chiếu vào phần giữa thân, để các chồi vượt phát sinh, ta chọn để 2 - 3 chồi vượt phân bố đều quanh thân đoạn bị khuyết tán nuôi chúng đến độ cao sát phần tán phía trên thì bấm ngọn và cố định ở độ cao đó.​

Khi các chồi này có các cặp cành cấp 1, thì tiến hành cắt bỏ cành hướng vào phía trong thân chỉ để cành hướng ra phía ngoài. Có thể thực hiện biện pháp nuôi chồi và ghép nối ngọn bằng các dòng vô tính tốt có năng suất cao như TR4, TR9, TR11.​

Cây cà phê bị khuyết tán phía trên

Trường hợp này ta tiến hành cưa bỏ đoạn thân không có cành phía trên và nuôi 1 chồi vượt phía đỉnh tán đồng thời hãm ngọn ở độ cao quy định của cây cà phê. Sau đó tiến hành tạo tán như bình thường.​

Ở Lâm Đồng và vùng Đông Nam Bộ hiện vẫn tồn tại hệ thống tạo hình đa thân không hãm ngọn. Hệ thống tạo hình này chủ yếu là khai thác sản lượng trên cành cơ bản (cấp 1). Vì vậy cần có chế độ cưa đốn luân phiên để đảm bảo duy trì được sản lượng thu hoạch.​
 
Back
Top