Thiết kế luống trồng cam ở đồng bằng sông Cửu Long
Áp dụng cho vùng đất thấp, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hướng luống song song hay thẳng góc với bờ bao, để dễ dàng điều tiết nước trong vườn. Bố trí theo hướng Đông - Tây.
Có thể làm luống (luống) đơn hoặc luống đôi (luống đơn rộng 2 - 5,5 m; luống đôi rộng 7-12 m dài không quá 300 m).
Lên luống đơn.
Trên vùng đất như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, luống đôi cần phải đảm bảo độ bằng phẳng của mặt luống để tránh cho các hàng trồng giữa bị thiếu nước trong mùa khô hay luống bị ngập úng trong mùa mưa. Chiều cao luống phụ thuộc vào đỉnh lũ trong năm, tuy nhiên chiều cao thích hợp ở Đồng bằng sông Cửu Long là cách mực nước cao nhất trong năm khoảng 30 - 50 cm, đặc biệt là ở những vùng đất phèn không nên đưa tầng phèn lên trên mặt luống.
Lên luống đôi.
Làm mương: Mương rộng hay hẹp còn tuỳ theo thế đất cao hay thấp, nếu đất không thấp lắm thì mương có thể để rộng 1 - 2 m, nếu đất thấp nhiều thì mương có thể để rộng từ 2 - 3 m; sâu 1 - 1,5 m. Khi đào mương lấy đất, chú ý không được đem lớp đất sinh phèn (nếu có) lên mặt luống. Nếu đất chua cần bón thêm vôi để nâng cao độ pH lên khoảng 5,5 - 6,0.
Với vùng có tầng canh tác dày mực thuỷ cấp thấp và không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt hàng năm thì có thể lên luống theo kiểu đắp mô rồi trồng cây lên mô.
Với những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm sau khi lên luống cần đắp mô để nâng cao tầng canh tác rồi mới trồng cây lên mặt mô. Xung quanh vườn, xây dựng hệ thống bờ bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
Các kiểu lên luống
Lên luống theo kiểu cuốn chiếu
Thường áp dụng cho những vùng có lớp đất mặt dày, tốt và lớp đất dưới không xấu lắm (không có phèn).
Khi đào mương, lấy đất ở mương đắp lên luống để nâng cao tầng canh tác, đảm bảo theo nguyên tắc: 1/3 - 1/2 lớp đất dưới mương để dưới luống, phần lớp đất trên để trên mặt luống.
Cách làm như sau: lớp đất mặt ở mương thứ nhất được đưa qua luống thứ nhất bên trái. Tiếp đến, lớp dưới đưa trải lên líếp thứ 2 bên phải. Sau đó, lớp đất mặt đào ở mương thứ 2 đưa trải chồng lên mặt luống thứ 2, tiếp đến lớp dưới của mương thứ 2 đưa trải lên luống thứ 3 và lớp dưới của mương thứ 3 đưa trải chồng lên mặt luống thứ 3, lớp dưới của mương thứ 3 đưa trải lên luống thứ tư và cứ như vậy mãi cho đến luống cuối cùng.
Luống kiểu này có thể chọn cây ngắn ngày trồng xen khi cây còn nhỏ, thích hợp nhất là cây họ đậu.
Lên luống theo kiểu đắp thành băng
Thường áp dụng ở những vùng có lớp đất mặt mỏng nhưng lớp đất dưới lại không tốt lắm, thậm chí có chút ít phèn.
Cách làm:
Trong trường hợp đắp thành băng: Lớp đất mặt đào ở mương được trải dài thành băng ở giữa dọc theo luống, sau đó, lớp đất dưới được đắp vào 2 bên băng.
Lưu ý: lớp đất ở 2 bên băng luôn luôn thấp hơn mặt băng để khi mưa các độc chất không tràn vào băng mà trôi xuống mương và được rửa đi. Lên luống theo kiểu đắp thành băng thì ngoài cây ăn quả, phần đất còn lại trên băng có thể được trồng xen ngay với các loại hoa màu khác khi cây còn nhỏ, vì đây là phần đất tốt.
Trong trường hợp đắp thành mô: Lớp đất mặt đào ở mương lên được tập trung đắp thành các mô, phần đất xấu ở phía dưới được đưa vào phần còn lại của luống.
Lên luống theo kiểu đắp thành mô
Áp dụng ở những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm.
Cách làm:
Sau khi lên luống cần đắp mô để nâng cao tầng canh tác rồi mới trồng cây lên mặt mô. Cách lên luống như kiểu 1, đất đắp mô nên được lấy từ đất mặt ruộng hoặc đất bãi ven đồi, ven sông.
Xung quanh vườn, xây dựng hệ thống bờ bao để có thể bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.
Kích thước, khoảng cách và vị trí các mô theo khoảng cách của từng giống cây.