Thiết kế vườn trồng

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Trồng cây chắn gió cho vườn sầu riêng

cay chan gio_1627378310.jpg

Tùy vào đặc điểm đất đai, khí hậu cụ thể, mỗi vùng sẽ lựa chọn cây trồng chắn gió phù hợp.​

Cây chắn gió thường là những cây có thân to, khỏe như dừa, bạch đàn, phi lao... được trồng dọc theo phía ngoài bờ bao. Bộ rễ của chúng chủ yếu mọc trên bờ bao có tác dụng làm vững chắc thêm bờ bao, không gây hại đất trong vườn trồng. Đồng thời có tác dụng che chắn gió cho cây trong vườn, giảm việc rụng hoa, quả, tổn thương lá và đổ cây.​

Đối với vùng Tây Nguyên cây chắn gió có thể là cây muồng đen, cây mít hoặc cây bơ.​

Đắp bờ bao

Làm vành đai bảo vệ và chống ngập lũ trong mùa mưa, ngăn mặn trong mùa nắng. Chủ động nuôi xen tôm, cá trong mương.​

Là nơi trồng các hàng cây chắn gió. Chiều cao của bờ thường căn cứ vào đỉnh lũ cao nhất trong vùng để không bị ngập. Mặt bờ bao cần rộng và chắc chắn.​

Đặt cống

cong thoat nuoc_1627372017.jpeg

Sau khi đắp bờ bao, để chủ động mức nước trong vườn, ở bờ bao cần phải đặt cống để lưu thông nước giữa trong vườn với bên ngoài vườn. Vườn lớn thường dùng các ống cống bằng bê tông chắc chắn có đường kính 40 - 50 cm để đặt cống đầu mối cho vườn.​

Ngoài cống đầu mối, trong vườn cần lắp thêm hệ thống dẫn nước nhỏ để điều tiết nước giữa các mương trong vườn và mương chính dẫn ra cống đầu mối. Các ống cống có thể làm bằng ống nhựa hay thân cây đục rỗng.​

Xẻ mương (chủ yếu ở Tây Nam Bộ)

Ở các vùng đất dễ bị ngập úng trong mùa mưa, thiếu nước trong mùa nắng để tránh ngập úng trong mùa mưa, có mương để tưới và tiêu nước trong mùa khô.​

anh xe muong_1627455879.png

Tỷ lệ mương/liếp thường là 1/2. Vách bên của mương và mặt bên của liếp phải có độ nghiêng thích hợp để tránh sạt lở. Độ nghiêng có góc 30 - 45 độ.​

Ở những vùng thấp thì cần đào mương nhằm mục đích:​

Tăng độ dày tầng canh tác.​

Có hệ thống mương thông nhau để thoát nước.​

Rửa phèn và cung cấp nước cho vườn khi cần thiết.​

Độ sâu và rộng của mương tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng vườn, thông thường mương rộng 1,5 - 2,0 m; sâu 1,0 - 1,2 m.​

Lên liếp

Vườn chỉ trồng một loại cây sầu riêng và trồng trên liếp theo hình tam giác, liếp xây dựng theo hướng Bắc Nam.​

Nếu vườn ngoài trồng sầu riêng còn trồng xen các loại khác, chọn hướng liếp theo Đông - Tây.​

Xây dựng hướng liếp luôn song song hay thẳng góc với đê bao để dễ dàng trong việc điều tiết nguồn nước vào vườn.​

Giữ đúng khoảng cách cây trồng hợp lý.​

Các kiểu lên liếp:

anh 1_1627448021.jpg

Lên liếp theo kiểu cuốn chiếu: Khi lên liếp, chúng ta lấy lớp đất dưới của mương thứ nhất để lên mặt liếp thứ nhất, sau đó trải đều lớp đất mặt của mương thứ nhất lên trên lớp đất liếp thứ nhất, cứ tiếp tục như vậy cho đến liếp cuối cùng.​

len liep dap mo tren_1627373230.jpg

Lên liếp và đắp mô trên liếp: Ở những vùng đất thấp, sau khi lên liếp, còn phải đắp các mô trên liếp để tránh cây bị úng ngập trong mùa mưa. Chiều rộng mặt liếp và khoảng cách giữa các mô tùy thuộc vào mật độ trồng cây. Khoảng cách giữa các mô và khoảng cách giữa các hàng mô thường từ 7 - 10 m.​

Lên liếp đắp đất theo băng:

Lên liếp đơn: Lớp đất mặt đào ở mương được trải dài thành băng ở giữa dọc theo liếp, sau đó lớp đất dưới của mương được đắp vào hai bên của băng lớp đất mặt đó. Mặt liếp đơn thường rộng từ 4 - 5 m, mương rộng 2,0 - 2,5 m, chiều cao mô trên 1,5 m (Hàng năm bồi đắp, mở rộng mô theo tán cây).​

Lên liếp đôi: Mặt liếp đôi rộng 9 - 10 m, trên mặt liếp được trải hai băng lớp đất mặt của mương song song và cách nhau 7 - 8 m. Lớp đất dưới của mương trải cạnh hai băng lớp đất mặt này để tạo thành mặt phẳng của liếp, mương rộng 4 - 5 m. Hoặc lên liếp đôi có mương phụ ở giữa liếp, mương phụ có chiều rộng 1,0 - 1,5 m cũng có tác dụng tưới hay tiêu nước cho cây.​

Lưu ý: Đất ở mặt liếp rất dễ bị rửa trôi, nên phải có biện pháp trồng cây xen để che phủ đất, tránh bị xói mòn, đồng thời giữ độ ẩm và tăng dinh dưỡng cho đất.​
 
Back
Top