Tỉa cành giai đoạn kinh doanh

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Khánh Ngân
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Khánh Ngân

Member
Thành viên BQT
Tỉa cành tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh. Tạo những cành mang trái trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sườn) và cành mẹ (cành chính).​

Tỉa cành giúp thay thế những cành già, loại bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu không có khả năng tạo quả bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.​

TIA CANH_1637371551.png

Các cành cần được loại bỏ gồm: Cắt bỏ cành đã mang quả (10 - 15 cm). Cành sâu bệnh, ốm yếu, cành bên trong tán. Cành đan chéo nhau, những cành vượt. Những cành không cho quả hoặc có quả, quả bé, dị tật.​

Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch với 3 đợt/năm.​

Các đợt cắt tỉa

Đợt 1: Cắt tỉa sau thu quả. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn.​

Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán.​

Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình.​

tạo-tan_1637371525.jpg

Kỹ thuật cắt tỉa

Việc cắt tỉa cành được thực hiện vào những ngày khô ráo, thông thoáng, không được cắt vào những ngày trời mưa khiến cây dễ lây lan bệnh từ cây này sang cây khác qua vết cắt.​

Cắt cành phải dứt khoát, cắt tỉa sát vào thân cành, vết cắt phải nhẵn, không được để vết cắt bị dập. Đối với những cành lớn hơn 3 cm thì phải dùng cưa. Dụng cụ cắt tỉa cần phải khử trùng bằng cồn 90 độ hoặc hơ lửa.​

Sau khi cắt xong phải sử dụng nước vôi trong bôi vào các vết cắt. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công, đặc biệt là các loại côn trùng đẻ trứng vào các vết cắt.​
 
Back
Top