Tỉa cành, tuốt lá na giai đoạn KD

Nông dân Việt

Member
Thành viên BQT
Dáng cây và hệ thống tạo tán

Cây na là cây có cành đa cấp, chúng nên được tạo tán với tán hình phễu, hình cốc, hình nón ngược.​

Chọn 3 - 4 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo 3 - 4 hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân chính tạo thành một góc 35 - 40°. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 - 3 cành.​

Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15 - 30 cm và cành này cách cành khác 20 - 25 cm và cùng cành cấp 1 tạo thành một góc 30 - 35°. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.​

Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu.​

Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.​

Cách tỉa cành tuốt lá

Dùng dao hay kéo sắc cắt sâu vào bề mặt tán nhằm làm giảm chiều cao của tán, thu hẹp diện tích tán, tạo cho tán có hình bán cầu đẹp.​

Vết cắt, đốn vát 45 độ.​

Tiến hành tỉa những cành la, cành vóng, cành tăm hương, cành bị sâu bệnh, cành vượt (cành tược) trong tán làm cho lòng tán có hình phễu thông thoáng giúp cho ánh sáng chiếu vào làm giảm độ ẩm trong tán hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của sâu, bệnh hại.​

Sau khi cây na ra lộc thành thục tiến hành cắt tỉa cành thêm 1 lần nữa, loại bỏ bớt những cành tăm, cành sâu, bệnh, cành gối nhau, giúp cho cây chuẩn bị bước sang giai đoạn phân hoá mầm hoa được thuận lợi. Thông thường tùy vào tuổi cây mà lựa chọn phương pháp cắt tỉa khác nhau.​

Với cây đang thời kỳ cho quả và có năng suất cao: Tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, các cành vượt, tạo cho cây thông thoáng.​

Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy: sau khi cắt tỉa 10 ngày, trên mỗi cành sẽ mọc ra nhiều chồi, nên tỉa bớt chỉ chừa lại 4-6 chồi khỏe mạnh được phân đều về các hướng. Pha 35 ml RA HOA C.A.T + 15 gram F.Bo trong bình 8 lít phun sương đều các cành mới, phun 2 lần cách nhau 5 ngày để kích thích cho ra hoa và hoa nở đều.​

cắt tỉa 1_1692178179.png

Tuổi cây cắt tỉa

Có thể ngắt đọt để hạn chế bớt chiều cao cây.​

Cây bắt đầu cho thu hoạch việc cắt tỉa là bắt buộc. Đây chính là một trong những biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây na, nhất là thời kỳ sau khi cây có quả nhỏ, quả thưa từ năm thứ 4 - 8 sau khi trồng.​

Thời gian tỉa cành tuốt lá

tuốt lá na_1692177890.png

Thời gian tỉa cành tuốt lá na là sau khi thu hoạch xong (thường là mùa đông -cuối tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau).​

Có thể áp dụng biện pháp phun thuốc rụng lá xong tiến hành tỉa cành.​

Trường hợp không xử lý hóa chất rụng lá thì sau khi tỉa cành cần tuốt những lá còn sót lại trên cành. Sau tỉa cành tuốt lá kết hợp với bón phân lần 1 (bón đón lộc).​

Phương pháp cắt tỉa tạo hình

Tuốt lá: Sau thu hoạch quả na vào mùa đông cây sẽ rụng lá đến tháng 12 dương lịch các lá già còn lại sẽ được tuốt bỏ để kích thích cây ra lộc mới.​

Tỉa cành: Khi tuốt lá xong tiến hành cắt tỉa các cành tăm, cành già, cành sâu bệnh, các cành hoặc chồi mọc không đúng hướng hoặc đúng vị trí (cành vượt, mọc chen ngang hoặc hướng vào bên trong tán cây​

Tỉa quả: Tỉa bỏ các quả ra sớm trong năm thứ hai, thứ 3 để cây lớn nhanh. Tỉa quả khi cây trưởng thành (5 - 6 tuổi trở đi) sẽ làm tăng chất lượng quả. Tiến hành tỉa những quả sâu, bệnh, méo, kẹ,…​

cat-tia-canh-na-vao-thang-may_1692178145.jpg

Lưu ý:

Không nên tỉa bỏ trên 15% tổng số chồi.​

Đốn tỉa nên bắt đầu từ ngọn cành khung thứ 3, tiếp đến là cành khung thứ 2 và sau cùng là cành khung thứ nhất.​

Tại mỗi cành khung, đốn tỉa nên bắt đầu từ cành cấp hai sau đến các chồi bên, các cành và chồi không mong muốn.​

Muốn cho na ra hoa sớm hoặc rải vụ thì áp dụng kỹ thuật tuốt lá: pha 800 gram urê trong bình 8 lít nước rồi phun ướt đẫm cây làm rụng lá già, số lá còn lại thì tuốt bỏ luôn hoặc dùng thuốc gây rụng lá cây Ronstar với lượng dùng pha 25 ml thuốc với bình 10 lít phun cho 15 cây.​

Để đảm bảo bộ khung tán, năng suất chất lượng quả của cây na, nhất là thời kỳ sau khi cây có quả nhỏ, thưa dần sau trồng 4 - 8 năm, người ta thường áp dụng các phương pháp đốn.​

Đốn phớt:

Mục đích của đốn phớt là loại trừ các cành nhỏ, cành tăm hương trên tán để xúc tiến sự nảy sinh và phát triển của lộc.​

Đốn phớt có thể tạo mặt tán theo mặt bằng, theo chiều nghiêng của sườn dốc hoặc hình mâm xôi.​

Trong sản xuất, thường tạo tán theo mặt hàng để tiện thao tác trong việc quản lý, chăm sóc và thu hoạch.​

Cách đốn: Tiến hành mỗi năm 1 lần và đốn cao hơn mức đốn hàng năm 3 - 5 cm. Với những cây na đang thời kỳ sung sức nhưng phát triển quá rậm rạp, ít quả thì cắt bỏ toàn bộ những cành nhỏ mọc trong tán, chừa lại những cành to bằng ngón tay út trở lên và trên những cành ấy cắt bỏ tất cả ngọn ở nơi tiếp giáp giữa cành bánh tẻ và cành non. Sau khi cắt, ta có một bộ tán trụi lá toàn cành hữu hiệu, sẵn sàng đâm chồi mới và ra hoa​

Đốn lửng:

Sau một số năm đốn phớt liên tục, khi cây có chiều cao quá tầm hái, mật độ cành trên mặt tán quá dày cành và cho quả nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng. Dùng dao hoặc kéo để đốn, tạo mặt tán chè bằng.​

Với cây đã già: Có thể cưa gốc, chừa lại cách mặt đất 50 - 60 cm để “cải lão” cho cây. Sau đó phải chú ý bón phân tưới nước để cây mọc cành mới. Trong số những cành mới mọc chỉ nên giữ lại 2 - 3 cành chính để sau này phát triển thành khung tán mới của cây. Nếu bón phân, tưới nước đầy đủ, chăm sóc chu đáo thì 2 năm cây lại cho quả.​

Tuổi thọ của cây na có thể kéo dài từ 10 - 15 năm liên tục.​
 
Back
Top