Tiêu thoát nước khi ngập úng

Nông dân Việt

Member
Thành viên BQT
Biểu hiện ngập úng ở vườn sầu riêng

Trên mặt đất: Đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rút xuống được. Màu đất trở nên xám hoặc nhiều đốm xám do thiếu oxy hoặc có các acid hữu cơ độc hại (ví dụ H2S).​

b11-cây sầu riêng con bị ngập nặng_1627532786.png

Cây con bị ngập nặng.

b11-ngập úng11_1627533402.png

Trên bề mặt cây ngập có nhiều đốm xám do thiếu oxy.

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: Như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây… Và côn trùng như muỗi, bù mắt, sên xuất hiện.​

Trên cây: Lá cây bị đổi màu vàng, xám hoặc đen. Thân cây trở nên mềm, dễ đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen.​

b11-ngập úng 1_1627532969.jpg

Lá cây bị đổi màu vàng.

Khắc phục tình trạng ngập úng (chủ yếu ở vùng Tây Nam Bộ)

Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn.​

b11-tôn cao đất_1627535342.jpg

Tôn cao đất, sửa lại mương máng.

Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phân bón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây.​

Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to, đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m. Chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống úng.​

Khi mưa liên tục cần thiết phải đào rãnh phụ sâu 40 cm để dẫn nước mưa thoát nhanh từ liếp ra mương.​

b11-khắc phục ngập úng_1627533596.jpg

Xẻ rãnh phụ để thoát nước nhanh từ liếp ra mương.

Cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập.​

Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút.​

Không bón phân hóa học hoặc phân hữu cơ trong giai đoạn này.​

Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc. Có thể chọn loại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn được tốt vừa tận dụng cho chăn nuôi.​

Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc 2 năm một lần, nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắn mặt liếp sẽ bị phèn. Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 cm).​

Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh xì mủ gốc sầu riêng thường dễ xảy ra nếu trong vườn không có hệ thống thoát nước tốt).​

Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, cần lưu ý làm cỏ để đảm bảo cho sầu riêng sinh trưởng tốt. Không dùng thuốc diệt cỏ trong vườn sầu riêng.​

Cách tiêu nước

Rải nước

Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượng nước cần tiêu theo yếu tố địa hình. Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay ở chỗ đó.​

Chôn nước

Cho nước lắng rút xuống tại chỗ ở những nơi trũng hoặc trữ tạm ở các ao, đìa, kênh tiêu để trữ tạm thời.​

Tháo nước

Dùng biện pháp tiêu thoát nhanh tại những nơi có thể rút tháo nước thuận lợi. Đôi khi tháo nước cần có những biện pháp hỗ trợ như dùng bơm để bơm nước ra ngoài khu vườn.​

b12-thoát nc_1627534578.png

Đào mương thoát nước giữa các liếp.

Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương ngay để hạ mực thuỷ cấp trong liếp, giúp đất nhanh thông thoáng và rễ hồi phục nhanh hơn.​

Phục hồi vườn cây sau ngập lụt

Xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (dài 8 - 10 cm) để phá váng, giúp đất được thông thoáng​

Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây.​

b12-thoát nc-2_1627534859.png

Sửa đất theo hình "mu rùa", hạn chế đọng nước trong gốc.

Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe... để phun trên lá, thân cây. Cắt tỉa cành non, lá non trong giai đoạn vườn cây bị ngập úng.​

Có thể sử dụng tổ hợp phân DAP (dạng công nghiệp) cộng với Sulphat kali với tỉ lệ: 2 phần DAP, 1 phần Sulphat kali trộn đều, sau đó lấy từ 100 - 150 g hoà tan trong một bình 10 lít và phun đều lên trên lá.​

Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây ăn quả trong giai đoạn này với liều lượng từ 0,5 - 1 kg/gốc (khoảng 500 - 1.000 kg/ha).​

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loại thuốc thích hợp.​
 
Back
Top