Trồng loại cây nấu ra nước bán đắt tiền

VietPlant - Quản trị viên

Administrator
Thành viên BQT
Chiết xuất tinh dầu tràm hướng đi mới với nhiều tiềm năng


Hiện nay, Hà Tĩnh chưa du nhập cây tràm trà, tràm năm gân do vậy diện tích hai loại cây này có rất ít, chủ yếu phân tán trong tự nhiên, chưa có vùng trồng tập trung để cung cấp nguyên liệu khai thác tinh dầu.​


Năm 2023, dự án: "Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình thử nghiệm trồng và chiết xuất tinh dầu cây tràm trà và tràm năm gân tại Hà Tĩnh” đã được Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hà Tĩnh đã triển khai tại Thôn Tùng Lâm, xã Nam Điền huyện Thạch Hà (nay là xã Thạch Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) với mục tiêu xây dựng thành công quy trình trồng và chiết xuất tinh dầu.​


screenshot_1752735151_1752735899.png


Đánh giá khả năng thích ứng, hiệu quả kinh tế của cây tràm trà, tràm năm gân trên vùng bán sơn địa xã Thạch Xuân nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, bền vững phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Từ đó, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.​


Ông Lê Tiến Chí - thành viên HTX Tinh dầu dược liệu Hoa Đà cho biết: “So với trồng keo tràm trước kia, trồng giống tràm trà, tràm năm gân dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt, sinh trưởng khỏe.​


Điều làm chúng tôi phấn khởi hơn, được dự án đồng hành hỗ trợ cùng HTX hướng dẫn kỹ thuật trồng cũng như đầu tư máy móc chiết xuất tinh dầu, nguyên liệu sau khi thu hoạch được sử dụng chiết xuất tinh dầu tại chỗ, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giúp chúng tôi yên tâm sản xuất”.​


Hứa hẹn mở ra hướng đi mới cho nghề sản xuất tinh dầu tràm


Sau 2 năm triển khai, đến nay dự án đã trồng thành công với tổng diện tích 6 ha (trong đó có 3ha cây tràm trà và 3ha cây tràm năm gân) phát triển tốt. Từ nguồn giống của Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản, Liên hiệp hội đã tập huấn, chuyển giao quy trình công nghệ về, kỹ thuật trồng cây các hộ dân.​


Quá trình theo dõi, kiểm tra cho thấy ngoài khả năng thích ứng tốt với thời tiết, khí hậu, địa chất cây tràm còn cho năng suất và hàm lượng tinh dầu cao gấp hai đến ba lần so với tràm gió địa phương.​


Nếu chăm sóc tốt, mỗi năm mô hình cho thu hoạch từ 8 đến 10 tấn lá nguyên liệu trên một héc ta, chưng cất được 100 lít tinh dầu thu về khoảng 200 triệu đồng.​


screenshot_1752735186_1752735921.png


Từ nguồn nguyên liệu trồng, dự án tiếp tục triển khai mô hình chiết xuất tinh dầu tại HTX tinh Dầu dược liệu Hoa Đà tại xã Thạch Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. HTX đã đầu tư lò, quy trình công nghệ chiết xuất với quy mô hiện đại giá trị trên 1 tỷ đồng, công suất đạt hơn 500kg mẻ, đảm bảo theo tiêu chuẩn ISO 4730 2017 và Dược điển Việt Nam.​


Tháng 4/2025, cơ sở chế xuất tinh dầu đã cơ bản đi vào hoạt động, cho ra sản phẩm tinh dầu của dự án.​


Tinh dầu tràm từ dự án đã được gửi đi phân tích kiểm nghiệm tại các viện chuyên ngành để làm căn cứ khoa học cho việc chiết xuất và cơ sở dữ liệu cho phát triển mở rộng diện tích về sau.​


Tràm trà, tràm năm gân có hàm lượng, chất lượng tinh dầu cao, có thể đạt từ 1,3 đến 2,4% so với tràm gió truyền thống. Loại cây này chỉ cần trồng một lần nhưng có thể thu hoạch liên tục trong vòng 20-30 năm. Với công nghệ và thiết bị sản xuất tinh dầu hiện đại, sử dụng nồi hơi chạy điện, công suất 1,5 tấn nguyên liệu một mẻ.​


Theo ông Nguyễn Đình Chiểu (công nhân tại HTX tinh dầu dược liệu Hoa Đà), quy trình thực hiện chiết xuất tinh dầu không quá phức tạp, sau khi hái về, lá được làm sạch, bỏ vào lò nấu, tạo ra tinh dầu thô, tiếp tục cho chạy qua bộ lọc là sẽ tạo ra tinh dầu nguyên chất 100%.​


Tràm trà, tràm năm gân có tuổi thọ từ 20-30 năm, phù hợp với địa chất, khí hậu, ít sâu bệnh và khả năng cho hiệu quả về trữ lượng, tinh chất dầu so với tràm gió địa phương. Bên cạnh đó, cây tràm có thể vận dụng để phát triển trên diện rộng, dễ thu hồi vốn và có tiềm năng để xuất khẩu.​


 
Back
Top