Trồng theo phương pháp phủ nilon

Người yêu cây

Member
Thành viên BQT
Bón lót

Sau khi lên luống bón 50% lượng vôi bột, rắc đều trên mặt luống. Sau đó rạch hoặc làm hốc sâu 8 - 10 cm. Khoảng cách gieo như đã dự định.​

bón đạm lân kali_1684486568.jpg

Trộn đều các loại phân bón trước khi bón cho cây.

Bón lót toàn bộ phân chuồng, Đạm, Lân, Kali vào hàng đã rạch hoặc vào hốc rồi lấp đất lên phân dày 1 - 2 cm. Đạm, Lân, Kali bón trước, phân chuồng bón sau.​

bón lót theo hàng đã rạch_1684486489.jpg

Bón lót theo hàng đã rạch.

Sau khi lấp đất xong độ sâu của rạch hoặc hốc vẫn còn 4 - 5 cm so với mặt luống để tra hạt và lấp đất đầy lên.​

lấp phân_1684486603.jpg

Lấp phân đã được bón lót, để lại độ sâu của rạch 4 - 5 cm.

Vụ Xuân

Chọn nilon với khổ rộng khác nhau tuỳ thuộc vào chiều rộng của luống.​

Sử dụng loại nilon có đường kính ống rộng 60 cm, rọc làm đôi phủ kín luống lạc (mặt luống rộng 0,9 - 1 m), độ dày của nilon từ 0,007 - 0,01 mm (đảm bảo 1 kg nilon có thể che phủ 100 - 120 m² đất). Hoặc có thể dùng loại nIlon có khổ rộng 45 - 50 cm, có độ dày 0,007 - 0,01 mm với luống lạc có mặt luống rộng 0,55 - 0,6 m.​

Dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 bên mép luống về phía rãnh sau đó căng nilon phủ mặt luống, sau đó vét đất ở rãnh vào 2 bên mép luống để cố định nilon và ở giữa luống để gió không làm bay nilon.​

Vụ Thu hoặc vụ Thu Đông

Giai đoạn gieo hạt, thời tiết thường ấm nên sử dụng nilon có đục lỗ sẵn và gieo hạt theo hốc đó tránh nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm.​

Chú ý:

Có thể nhiễm chế phẩm vi khuẩn nốt sần Nitrazin cho hạt giống trước khi gieo để tăng khả năng cố định đạm cho cây, giảm đầu tư phân đạm hoá học, đặc biệt đối với đất mới trước đây chưa trồng cây họ đậu hoặc luân canh với cây lúa.​

Phương pháp nhiễm khuẩn chế phẩm Nitrazin cho lạc, giúp tăng năng suất 10 - 15%.​

Ngoài ra, có thể dùng rơm, rạ, thân cây lá cắt ngắn 20 - 25 cm, che phủ toàn bộ mặt luống thay cho nilon.​
 
Back
Top