Đai rừng phòng hộ
Đai rừng phòng hộ có tác dụng hạn chế xói mòn, rửa trôi đất và giữ nước, làm giảm tốc độ gió bão từ 25 - 40%, giảm lượng bốc hơi nước, giữ ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt độ trong mùa lạnh, điều hòa nhiệt độ trong những vùng có gió nóng và thường có hạn đất, hạn không khí xảy ra.
Đai rừng phòng hộ còn ngăn cản những đợt gió mạnh và nóng, đặc biệt ở các tỉnh Bắc Trung Bộ... Đồng thời, chúng giúp làm giảm nhiệt độ và giảm thoát nước bề mặt khi gặp gió Tây Nam.
Cây phòng hộ giúp hạn chế gió trong mùa cây bưởi ra hoa, tránh làm cây bưởi đổ ngã, rụng quả. Khi cây chắn gió ra hoa giúp dẫn dụ các đàn ong rất tốt cho việc thụ phấn hoa bưởi, giúp cây đạt tỉ lệ đậu quả cao.
Đai rừng phòng hộ còn hạn chế được sương muối, sương giá, và giúp ngăn được một số loài sâu bệnh hại, vectors truyền bệnh.
Cây làm đai rừng phòng hộ không được là cây ký chủ của sâu bệnh hại giống với cây có múi. Có thể chọn các loại cây như mít, vải, nhãn, xoài, bạch đàn, xà cừ, keo dậu, cốt khí, keo tai tượng.... Đai rừng bố trí cách xa vườn cây khoảng 8 - 10 m.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long thường trồng cây dừa nước, cây tràm, keo tai tượng, cây muồng đen… và trồng cách vườn bưởi ít nhất 5 m để tránh cạnh tranh chất dinh dưỡng.
Một đai rừng có nhiều hàng cây, 1 - 2 hàng cây chính và 2 - 3 hàng cây phụ. Hàng cây chính trồng giữa, hàng cây phụ ở hai bệnh. Khoảng cách mỗi hàng cây là 2 - 2,5 m; khoảng cách cây là 1 - 1,5 m tùy loại.
Cây trồng phòng hộ nên trồng trước khi trồng cây chính.
Cây che bóng
Bưởi thích hợp với khoảng 70% ánh sáng toàn phần nhất là trong giai đoạn cây con. Vì vậy, nên trồng thêm một số cây che bóng như mít, cau, dừa, mù u, muồng, keo,… Cây che bóng thường được trồng xen giữa hai hàng cây bưởi hoặc dọc theo mương.