Đất cát
Đặc điểm đất cát để trồng thanh long:
Thành phần cơ giới nhẹ, khe hở giữa các hạt lớn nên thoát nước dễ, thấm nước nhanh nhưng giữ nước kém.
Thoáng khí, vi sinh vật hán khí hoạt động mạnh làm cho quá trình khoáng hoá chất hữu cơ và mùn xảy ra mãnh liệt. Vì vậy, xác hữu cơ rất dễ bị phân giải, nhưng đất cát thường nghèo mùn.
Đất cát nóng nhanh lạnh nhanh, nên gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật phát triển.
Đất cát khi khô thì rời rạc nên dễ cày bừa, ít tốn công, rễ cây phát triển dễ nhưng cỏ mọc cũng nhanh. Khi đất cát gặp mưa to hay do nước tưới sẽ bị bí chặt.
Đất cát chứa ít keo, làm cho khả năng giữ nước, phân kém. Khi bón phân quá nhiều sẽ làm cây bị lốp đổ và mất dinh dưỡng do rửa trôi.
Đất cát trước đây thường trồng các cây lấy củ như: Khoai lang, khoai tây và lạc các cây rau đậu (dưa, đậu, đỗ các loại...), các cây công nghiệp như cây thuốc lá. Nhưng hiện nay nhiều vùng có diện tích đất cát khá lớn, đã chuyển đổi sang trồng cây thanh long phát triển khá tốt.
Các loại đất cát trồng được thanh long:
Những vùng đất cát vàng có diện tích lớn trong cả nước hiện nay đó là vùng đất của tỉnh Bình Thuận. Vùng này đã được khai thác trồng nhiều loại cây có giá trị như: Cây nho, nha đam, thanh long.
Vùng đất cát ven biển đang có xu hướng chuyển đổi sang trồng cây thanh long.
Những vùng đất cát trắng tại một số địa phương có thể là tiềm năng để phát triển trồng thanh long.
Đất đỏ, đất xám
Đặc điểm của đất đỏ, xám để trồng thanh long:
Đất đỏ (Ferralsols) và đất xám (Acrisols) là những nhóm đất chính ở một số tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
Những hạn chế khá phổ biến trên nhóm đất đỏ là độ chua đất, hàm lượng dinh dưỡng thấp, khả năng cố định lân cao và đặc tính điện tích biến đổi, sự thoát nước theo chiều sâu là chiều dòng chảy chính.
Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu...
Các loại đất đất đỏ, xám trồng được thanh long:
Đất đỏ nâu ở vùng Tây Nguyên có nhiều triển vọng phát triển trồng cây thanh long.
Đất đỏ vàng ở vùng Tây Nguyên có diện tích khá lớn, hiện chưa được khai thác, do vậy đây cũng là cơ hội để bố trí được cây trồng thích hợp cho vùng đất tiềm năng này phát triển cây thanh long.
Đất sỏi, đất đồi
Nhóm đất có thể tận dụng để trồng thanh long, nhờ thoát nước tốt và nhiều nắng:
Nhiều vùng đất đá sỏi chưa khai thác được trong trồng cây, nhưng cây thanh long lại có thể sống tốt ở những vùng này, vì vậy có thể vừa khai thác hiệu quả kinh tế vừa phủ được màu xanh trên nơi này khá hiệu quả.
Vùng đất dốc rộng, nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu nhờ mưa, những nơi này là có thể phát triển vùng sản xuất thanh long chuyên canh trong tương lai, vì đất rộng, thoát nước tốt, và có thể nắng nhiều thích hợp cho cây thanh long phát triển.
Những vùng đất dốc trước đây sản xuất trồng những cây rau màu, ngày nay có thể chuyển thành những vùng trồng thanh long khá tốt và sẽ phát triển nhanh thành vùng chuyên canh thanh long sau này.
Đất thịt
Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ nước, nhiệt, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Mặt khác, cày bừa, làm đất càng nhẹ nhàng. Đa số cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi trên loại đất này.
Hiện nay trên những vùng đất thịt nhẹ và thịt trung bình được nông dân trồng nhiều loại cây trồng có giá trị, như: cam, quýt, sầu riêng, nhãn... Những vùng đất này có nhiều dinh dưỡng, thuận lợi cho cây trồng chất lượng cao sinh trưởng và phát triển.
Cây thanh long có thể phát triển tốt trên những vùng đất này, trong điều kiện phải xẻ mương lên liếp cao để thoát nước tốt trong mùa mưa.
Các vùng đất thịt tại Đồng bằng sông Cửu Long đang được trồng nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: nhãn, sầu riêng, chôm chôm... Vùng đất thịt tại Chợ Gạo - Tiền Giang, Châu Thành - Long An đang có định hướng phát triển nhanh diện tích trồng thanh long.
Đất sét
Tại nhiều nơi những vùng đất sét có diện tích khá lớn, nhưng chưa được khai thác để trồng cây ăn trái, rau màu.
Riêng cây thanh long lại có thể sống được ở những vùng đất này, nhưng hiệu quả không cao, do đất quá chặt, khó thoát nước và nước tưới bị nhiễm phèn ảnh hưởng đến sự phát triển của cây thanh long.