Đạm
Thiếu đạm, cây lạc sẽ sinh trưởng kém, lá vàng, thân có màu đỏ, ít hoa, quả, hạt
Cây lạc thuộc cây họ Đậu yêu cầu dinh dưỡng đạm không cao. Do cây lạc có khả năng cố định đạm, nhờ cộng sinh với vi khuẩn (Rhizobium spp) ở rễ cây, nốt sần hữu hiệu chủ yếu tập trung ở tầng đất 0 - 25 cm. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, vẫn cần bổ sung đạm cho cây.
Nhu cầu về đạm còn bị chi phối bởi lân, canxi và kali.
Nhu cầu đạm cao ở giai đoạn sinh trưởng ngay sau khi mọc.
Loại phân đạm dùng như Urê hoặc Sulphat (NH4SO4).
Lân
Cây thiếu lân, sẽ sinh trưởng kém, lá chuyển sang màu tím hoặc đỏ.
Phân lân thường dùng bón lót.
Loại phân Supe Phốtphát (là hỗn hợp của Phốtphát Canxi và Sunphat Canxi).
Canxi
Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành hoa, đậu quả, quả không được chắc, quả lạc có màu xám đen, dễ bị bệnh thối hạt (gấp 2 - 3 lần).
Nhu cầu đồng hóa canxi của lạc cần nhiều nhất vào thời kỳ khi hình thành quả và hạt.
Phân canxi (vôi bột, bột đá vôi, thạch cao) thì thạch cao (CaSO4) cho hiệu quả cao nhất và nhanh nhất đối với lạc.
Kali
Thiếu kali, mép lá bị vàng, lá cháy xém và khô lúc trưởng thành, cây lạc có nhiều củ một hạt.
Nhu cầu kali lớn nhất ở giai đoạn cây từ 6 - 8 tuần sinh trưởng đầu tiên.
Phân kali dùng chủ yếu ở nước ta là Kali Clorua (KCl) và Kali Sulphat (K2SO4).