Chăm sóc mía lưu gốc

Người yêu cây

Member
Thành viên BQT
Điều kiện lưu gốc

Chỉ lưu gốc những ruộng mía có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, tỷ lệ mất dưới 20%.​

ki-thuat-trong-va-cham-soc-mia-luu-goc_1657679018.jpg

Chăm sóc mía lưu gốc

Sau khi thu hoạch xong, phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao, loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước.​

Đối với ruộng thu hoạch bằng máy không cần phải bạt (phạt) gốc.​

Không nên đốt ngọn, lá mía sau thu hoạch. Chỉ cho phép đốt ngọn, lá sau thu hoạch đối với ruộng mía bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc cần làm đất nhanh.​

Dùng máy băm tơi lá mía để thực hiện các công đoạn chăm sóc về sau được thuận lợi hơn.​

meo2_1657678842.jpg

Máy phạt gốc, băm lá mía.

Thu hoạch khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá mía để vừa giữ ẩm cho đất, vừa bổ sung chất hữu cơ cho vụ sau.​

Gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tạo khoảng cách phòng chống cháy.​

Thu hoạch khi đất đủ ẩm cần gom ngọn, lá mía từng hàng xen kẽ, kết hợp dùng trâu, bò cày xả hai bên luống để làm đứt các rễ già và xới vun luống, hoặc gom ngọn lá mía cách 2 hàng kết hợp cày xả và xới vun luống bằng cơ giới, sau đó phủ ngọn lá mía trở lại toàn bộ mặt ruộng.​

Sau khi cày xả tiến hành bón phân lần 1 cho ruộng mía gốc với 100% phân Lân phối trộn với 100% phân hữu cơ, 1/3 lượng phân Đạm và 1/2 lượng phân Kali, sau đó mới vun xới luống.​

Áp dụng các biện pháp chăm sóc mía gốc ban đầu như trên và khi thấy mía tái sinh đều, cần tiến hành kiểm tra và giặm những chỗ mất khoảng 0,8 m. Phương thức giặm tương tự như ở vụ mía tơ, nhưng phải lưu ý đảm bảo đủ ẩm cho bụi mía sau khi trồng giặm.​

Lượng phân và cách bón phân cho ruộng mía gốc

Lượng bón: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp. Lượng phân bón cho mía gốc cao hơn mía tơ từ 10 – 20%, cụ thể như sau:​

meo1_1657678645.png

Kỹ thuật bón:

Lần 1: Sau thu hoạch khoảng 1 tháng (đối với đất chủ động tưới) hoặc đầu mùa mưa (đối với canh tác nhờ nước trời): Bón 100% lượng Lân, 1/2 lượng Đạm và 1/2 lượng Kali.​

Lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng hoặc sau lần thúc 1 khoảng 40 - 60 ngày, bón 1/2 lượng Đạm và 1/2 lượng Kali.​

Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh thực hiện tương tự vụ mía tơ.​
 
Back
Top