Nguyên nhân gây rụng trái non ở dừa
Rụng sinh lý ở dừa mới cho trái.
Điều kiện môi trường bị thiếu nước trong mùa khô, hoặc đất thoát nước chưa tốt, hoặc bị nhiễm phèn, mặn.
Thừa Đạm
Thiếu Kali.
Nhiễm nấm, sâu bệnh tấn công: Các loại nấm như Colletotrichum sp, Phytophthora sp, Botriodiplodia sp hay côn trùng gây hại như sâu ăn bông/trái dừa Tirathaba rufivena Walker….
Do di truyền.
Khắc phục
Cần bổ sung đầy dủ và cân đối hàm lượng N-P-K. Tránh dư thừa, đặc biệt là Đạm (Nitơ).
Thời gian này cần tăng cường Kali vì Kali sẽ chống việc hình thành tầng rời, giúp cây cứng cáp. Bên cạnh đó Kali cần thiết cho sự tạo thành cơm dừa và dầu dừa, đồng thời Kali còn ảnh hưởng đến việc tăng số buồng, số hoa cái, tỉ lệ đậu trái, khối lượng trái, giúp cây chống bệnh đốm lá.
Cây dừa thiếu Kali thường cho ít trái, trái nhỏ và năng suất thấp, bón Kali sớm ở giai đoạn vườn ươm, cây con sẽ phát triển mạnh, ra trái sớm, sai trái và chất lượng nước cho dừa uống nước).
Vét mương bồi bùn, bón phân cân đối cho cây giúp cho bộ rễ phát triển.
Cung cấp đủ nước vào mùa khô, thoát nước tốt trong mùa mưa, kết hợp tháo phèn - rửa mặn.
Dùng Bordeaux 1% hoặc thuốc trị bệnh như: Mexyl- MZ 72 WP phun lên buồng dừa khi thấy triệu chứng xuất hiện.
Chọn trái làm giống ở cây mẹ không có hiện tượng rụng trái non hoặc cây có buồng mang trái dài nhưng cổ buồng ngắn.