Khắc phục măng tây bị vàng lá

  • Người khởi tạo Người khởi tạo Hương Thảo
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

Hương Thảo

Member
Thành viên BQT
Nguyên nhân

Do ngập úng

Cây măng tây chịu hạn rất tốt trong mùa nắng, nhưng không chịu được ngập úng trong mùa mưa. Mưa nhiều khiến độ ẩm đất tăng cao, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển gây hại cây.​

Đất trồng thoát nước chậm dẫn đến hàm lượng oxi trong đất giảm, rễ cây không hô hấp được, bộ rễ mất khả năng trao đổi chất ion, không hấp thụ được dinh dưỡng, suy giảm sinh trưởng, gây thối rễ.​

Dinh dưỡng cung cấp từ bộ rễ bị suy giảm, thiếu dưỡng chất nuôi cây khiến lá vàng héo úa.​

ngập vườn_1664855031.jpg

Đất thiếu hữu cơ, độ pH thấp

Đất thiếu hữu cơ khiến bộ rễ phát triển kém.​

Độ pH thấp (đất chua) làm gia tăng quá trình sản sinh ra các kim loại nặng (Nhôm và Sắt) gây hại rễ cây.​

Dùng phân bón không hợp lý

Dùng phân bón gốc và lá không hợp lý cũng là nguyên nhân khiến cây còi cọc, lá vàng. Việc bón thừa dinh dưỡng đa lượng, thiếu vi lượng khiến cho cây măng tây dễ bị nhiễm sâu bệnh.​

Nhiều trường hợp cây bị thối thân, vàng lá do bón phân quá nhiều, không phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng của cây.​

la-vang_1664856475.png

Dùng sai thuốc bảo vệ thực vật

Dùng không phù hợp hay phun thuốc quá liều có thể làm lá bị cháy.​

Dùng thuốc không đúng cách khiến các chủng nấm, vi khuẩn gây bệnh xảy ra các phản ứng kháng thuốc, sức chống chịu của cây giảm sút, cây dễ bị nhiễm bệnh, bị chùn ngọn, cong queo dị dạng, xoắn lá, vàng lá, héo úa, khô thân cành.​

Chăm sóc vườn không đúng kỹ thuật

Cắt tỉa cành nhánh bị nấm bệnh rơi vãi trên mặt đất mà không vệ sinh vườn trồng khiến nấm bệnh phát tán, lây lan gây hỏng rễ, vàng lá.​

Khắc phục

vàng lá_1664855043.jpg

Để phòng trừ hiện tượng vàng lá trên cây măng tây, bạn cần thường xuyên bổ sung đầy đủ và cân đối dinh dưỡng để cây phát triển khoẻ mạnh.​

Chọn đất cao, dễ thoát nước, đất giàu mùn, giàu hữu cơ để trồng măng tây.​

Vệ sinh chăm sóc vườn trồng đúng kỹ thuật, xới xáo đất, khai thông rãnh thoát, chống ngập úng, loại bỏ các mầm mống nấm bệnh.​

Dùng vôi, Bordeaux, Carbendazim, Mancozeb, Furadan, Basudin… hoà chung nước tưới vào gốc để khử nấm bệnh, côn trùng và vi sinh vật có hại.​

Duy trì độ ẩm đất phù hợp, dùng chế phẩm sinh học cải tạo đất để duy trì pH đất = 6,5 - 7,5, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng, phát triển, rễ cây không bị thối, lá măng không bị vàng.​

Bón phân cân đối, hợp lý, đúng cách theo từng giai đoạn phát triển của cây.​

Nếu rễ bị thối, bạn có thể bón phân Lân và phun các loại phân bón lá có chứa NAA để kích thích ra rễ mới.​
 
Back
Top