Kỹ thuật nhân giống

Người yêu cây

Member
Thành viên BQT
Đối với cây táo phải áp dụng phương pháp nhân giống vô tính như giâm rễ, chiết cành, ghép. Giâm rễ và chiết cành có hệ số nhân giống thấp, tỷ lệ ra rễ không cao, không phù hợp với phương thức sản xuất lớn hiện nay. Vì thế người ta thường áp dụng phương pháp ghép là phổ biến. Dưới đây sẽ hướng dẫn phương pháp ghép.​

1. Chuẩn bị gốc ghép

Cây để chọn làm gốc ghép: Chọn giống táo dại, táo cỏ (táo rừng, táo chua), táo địa phương,… những giống này có sức sống rất mạnh, có khả năng chống chịu được với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, hệ số nhân giống cao, tỷ lệ chết khi ghép thấp.


gocgheptao_1715655119.png

Trên cây chọn những quả chín kỹ, không bị sâu bệnh, lấy hạt phơi nắng nhẹ vài ngày. Ngâm hạt trong dung dịch nước muối 14 - 18%, loại bỏ hạt lép, đập lấy nhân bên trong, sau đó mang nhân đi gieo ngay.​

Nên gieo hạt vào những túi bầu nilon có chứa hỗn hợp đất phân đã được chuẩn bị sắn, có đục lổ phía dưới để thoát nước. Bầu gồm đất trộn với tro trấu hoặc phân chuồng mục với tỷ lệ 1:1, bầu gieo được xếp xít nhau thành từng luống ngoài nơi có nắng.​

Toan-táo-nhân-có-tác-dụng-gì (1)_1715655159.jpg

Sau khi gieo hạt, lấp thêm một lớp đất mỏng lên phía trên, rồi tưới nhẹ cho đất ướt đều, kết hợp rải thuốc chống kiến và côn trùng cắn hạt. Sau khi gieo 5-7 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm, hai tuần sau khi gieo, tỉa bỏ cây xấu. Làm giàn che để cây con không bị chết do nắng to, mưa lớn; 20 ngày sau trồng tưới nhử thêm phân NPK 20 - 20 - 15 với nồng độ từ 1 - 2%.​

Khi cây con có 2 - 3 lá thật, đem trồng trên những luống đất đã được chuẩn bị sẵn. Đào hố sâu 30 - 40 cm, rộng 60 - 80 cm, bón thêm phân hữu cơ hoai mục trộn với đất bột rồi trồng cây con vào, tưới nước giữ ẩm thường xuyên.​

Khi cây con bén rễ hồi xanh thì bón thêm phân NPK 20 - 20 - 15 bằng cách hòa phân vào nước theo tỷ lệ 1 - 2%. Sau đó cứ 10-15 ngày bón thêm một lần (khi cây còn nhỏ), các lần bón sau đó tùy theo tình hình sinh trưởng tốt hay xấu của cây mà tăng dần lượng phân cho phù hợp. Xới xáo mặt luống cho đất thông thoáng và nhổ sạch cỏ dại.​

Trước khi ghép 3 - 4 tuần nên tăng cường phân bón và thường xuyên tưới nước đảm bảo đủ ẩm cho cây, để cây có nhiều nhựa, dễ tróc vỏ khi ghép đạt tỷ lệ sống cao hơn.​

2. Chuẩn bị cành ghép

Giống ghép được lấy từ những cây có những đặc tính tốt như năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, phù hợp với điều kiện ngoại cảnh và đất đai của địa phương. Táo có thể ghép quanh năm, tránh ghép vào những thời gian giá lạnh, mưa bão, hoặc quá nắng nóng.​

canhgheptao_1715655195.png



3. Kỹ thuật ghép

Chủ yếu là ghép mắt, ghép áp hoặc ghép nêm, thời vụ ghép tốt nhất vào tháng 2-3.

Ngoài những cách ghép trên, nếu muốn thay đổi giống khác tốt hơn giống đang trồng, người ta cũng có thể dùng mắt ghép của những giống tốt đã được lựa chọn ghép lên gốc của giống cũ.​

Tuy nhiên, hiện nay đa số nông dân thường mua cây giống đã ghép sẵn để trồng.

 
Back
Top