Sau trồng 10 - 15 ngày tiến hành cắm dàn cho dưa, khi cây bắt đầu ra tua cuốn; khi cây có thân lá phát triển tốt, thường xuyên buộc cây để tránh cây đổ, gục ngã bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, dễ nhiễm sâu bệnh.
Nguyên liệu: Làm giàn thường dùng thân cây trúc, nứa tép, cây tre, lưới…, dây nilon buộc.
Kích cỡ dóc làm giàn: Chiều dài cây dóc từ 2 - 2,5m, cây chắc không bị gãy, dập
Cách làm
Cắm cọc theo hình chữ A, cắm phía ngoài cảu cây, cách cây 5 - 7 cm, dùng dây nilon buộc cố định lại, cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ. Giàn càng vững chắc thì gốc cây càng cố định. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
Do quả dưa lưới to, nặng nên cần làm giàn chắc tốt nhất mỗi cây dưa cắm một que dóc giúp giàn được chắc, đỡ được quả.
Khi dưa ngoi leo giàn tiến hành buộc dây vào cọc giàn, dùng dây nilon mềm, buộc theo hình số 8.
Thường xuyên buộc cây dưa lưới lên giàn để tránh cây gẫy ngọn, mọc um tùm tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đồng thời buộc cây giúp tạo độ thong thoáng, quá tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ tạo vân tốt, hình thức quả đẹp.
Với hình thức trồng cây để bò trên mặt luống cần treo quả giúp quả có hình thức đẹp hơn.
Do quả dưa lưới nặng 1,4 - 1,7 kg nên cần đóng cọc to khỏe dọc theo vị trí định treo quả (cách gốc khoảng 50 - 70 cm) sau đó dùng dây có khả năng chịu lực tốt như dây thép để treo quả. Treo quả sớm giúp quả không bị chạm đất, quả tiếp súc được nhiều với ánh sáng hình thành vân lưới dầy và đẹp hơn.
Sử dụng dây mềm, dai, to bản buộc theo hình số 8 vào cuống quả và buộc cố định vào dây thép treo quả.