Sạ ngầm ở miền Nam

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Một số tỉnh miền Bắc như Thái Bình, Nam Định đã áp dụng sạ ngầm ở những chân ruộng trũng khó thoát nước nhanh và ở vụ mùa hay gặp mưa lớn, không tháo kịp nước trong khi mộng ngâm đã hơi dài. Thời gian mộng ngâm trong nước chỉ kéo dài 3 - 4 ngày ở vụ mùa, 6 - 7 ngày ở vụ xuân.​

Chuẩn bị đất

Đối với sạ ngầm do không có điều kiện tháo nước nên phải làm đất trong điều kiện ngập sâu, cần nhổ sạch cỏ, gốc ra, trục cho đất thật mềm để hạt lúa dễ bám vào đất, tránh bị nổi.​

Yêu cầu cần thiết là nước phải trong lại sau khi làm đất 2 - 3 ngày và độ sâu thích hợp là 20 - 30 cm để ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua được. Nước đục, bùn sẽ bám kín lá lúa, hô hấp khó khăn, ánh sáng không xuống tới bên dưới, cây lúa non sẽ bị chết.​

bai 20-sa ngam 2_1629986446.png

Mực nước cạn quá (trên 10 cm) hoặc sâu quá (dưới 50 cm) thường không có lợi cho sự phát triển của mầm lúa. Sau khi sạ nước phải được rút ra từ từ, bảo đảm tối đa 10 - 12 ngày sau khi sạ lá lúa phải ngoi lên khỏi mặt nước.​

Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống cần được ngâm ủ mọc mầm rồi mới đem gieo.​

Lượng hạt giống trên 1 ha là: 90 - 110 kg.​

BAI 20_1629985941.jpg

Sạ

Lượng giống cần cho 1 ha cao hơn sạ ướt (90 - 110 kg/ha) để trừ hao thiệt hại do cua, cá… hoặc bị nổi.​

Có thể sạ ngay khi làm đất xong hoặc một ngày sau, khi nước còn đục để khi nước trong lại, bùn lắng xuống phủ một lớp mỏng trên hạt giống giúp hạt ít bị nổi.​

Nếu gió nhiều có thể cắm nhánh cây hay tàu lá dừa để chắn bớt gió.​
 
Back
Top