Sản xuất cây giống trên khay bầu giá thể

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Chuẩn bị trước gieo hạt

Dụng cụ gieo hạt

Trước khi gieo hạt, cần chuẩn bị các vật dụng như: Khay gieo hạt, doa tưới nước.​

Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều cây, nên sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45 cm với số lượng 72 - 84 hốc/khay.​

Khay cần có các lỗ bầu, đường kính 3 - 4 cm.​

khay gieo hạt giống_1681983018.png

Giá thể

Đất sạch như đất phù sa hoặc đất ải được lấy từ nơi không bị ô nhiễm hóa chất, vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng...), không có cỏ dại.​

Phân chuồng đã được ủ hoai mục, không có nguồn nấm bệnh, vi khuẩn hoặc phân trùn quế.​

Xơ dừa hoặc trấu hun hoặc rơm rạ ủ mục đã được xử lý, không có nấm bệnh, độc tố.​

Cách trộn giá thể:

Giá thể đóng bầu là hỗn hợp của một số vật liệu chính gồm mùn/xơ dừa 40%, phân hữu cơ/phân chuồng hoai mục 30%, đất 30%, phân lân 2 - 3 kg/tấn giá thể và vôi 5 - 6 kg/tấn giá thể.​

Trộn đều các loại hỗn hợp, cho đầy giá thể vào khay và nén nhẹ.​

cho giá thể vào khay_1681983400.jpg

Hạt giống

https://cdn.weatherplus.vn/VMS/CMS/image/crop_post/2023/04/20/hạt%20giống_1681981854.png

Mua hạt giống tại các cửa hàng bán hạt giống rau uy tín, xuất xứ rõ ràng.​

Hạt trước khi gieo nên ngâm ủ để hạt nảy mầm nhanh và đồng đều.​

Cách ngâm, ủ hạt giống:

Bước 1: Thúc mầm hạt giống: Ngâm nước ấm 40 - 45°C (2 sôi + 3 lạnh) khoảng 15 - 20 phút.​

Bước 2: Vớt hạt ra, rửa sạch chất nhờn, loại bỏ hạt lép.​

https://cdn.weatherplus.vn/VMS/CMS/image/crop_post/2023/04/20/ngâm%20ủ%20hạt%20giống_1681981890.jpg

Bước 3: Để hạt vào khăn bông ẩm (đã vắt ráo) gói lại, cho gói hạt vào bao nilon hoặc hộp nhựa đậy kín miệng chống bốc hơi thoát nước.​

Bước 4: Theo dõi sau 48 giờ ủ hạt bắt đầu nảy mầm thì đem gieo. Không nên để hạt nảy mầm quá dài, rễ mầm dễ bị gãy trong khi gieo.​

Cách gieo hạt giống

Bước 1: Lấy tay ấn nhẹ vào các lỗ của khay đã lấp kín giá thể ở độ sâu khoảng 0,3 cm gieo 1 - 2 hạt/lỗ tùy theo tỷ lệ nảy mầm của hạt.​

Bước 2: Sau khi khay được gieo hạt dùng chính lớp giá thể đã chuẩn bị phủ một lớp mỏng trên bề mặt của hạt và phủ trấu lên bề mặt khay.​

Bước 3: Dùng nước sạch tưới đều, tưới đi tưới lại 1 - 2 lần sao cho nước ngấm đều hạt và giá thể.​

tưới nc sau khi gieo hạt_1681991697.png

Lưu ý:

Sau khi gieo hạt, không nên để khay trực tiếp lên mặt đất nhằm hạn chế cây con bị nhiễm bệnh và rễ phát triển ra bên ngoài bầu làm đứt rễ khi nhổ cây. Nên đặt khay trên giàn cao 20 - 80 cm tùy điều kiện. Để khay ở nơi khô thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời.​

Trời mưa cần che chắn cho cây tránh mưa to làm dập nát cây con.​

Các bạn có theo xem chi tiết Cách làm vòm che cây con sau khi gieo hạt ở mục Mẹo canh tác.

Cách chăm sóc sau gieo

Tưới nước

Khay đã ươm hạt giống phải được giữ ẩm thường xuyên (70 - 80%), đặc biệt giai đoạn đầu khi mới gieo hạt.​

Sử dụng nước sạch tưới cho cây. Ở giai đoạn cây con nên dùng ô doa để tưới hoặc nếu sử dụng dây tưới phải có đầu doa.​

tưới nc_1682063501.png

Trời nắng nóng, độ ẩm thấp, đất khô hanh, có thể 2 lần/ngày. Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.​

Trời rét tùy độ ẩm đất tưới vào lúc 10 - 11 giờ sáng hoặc 3 - 4 giờ chiều.​

Trước khi nhổ cây giống 4 - 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đứt rễ hoặc hỏng cây.​

Luyện cây

Trước khi nhổ cây 5 - 7 ngày cần giảm nước tưới từ từ đến mức khi còn 2 ngày nữa cây bắt đầu chớm héo thì tưới nhẹ trở lại, để cây không chết, nhưng vẫn ở tình trạng thiếu nước.​

Luyện như vậy cây sẽ cứng cáp, khi trồng ra ruộng cây mau bén rễ, tỷ lệ cây sống sẽ cao.​

Để đảm bảo cây sạch bệnh khi xuất vườn, trước khi nhổ 2 - 3 ngày phun cho cây giống 1 lần thuốc phòng trừ nấm, sử dụng thuốc có hoạt chất Azoxystrobin (min 93%), Eugenol (min 99%).​

Lưu ý: Khi tưới nước cho cây con vào buổi chiều thì cần tưới lượng vừa đủ để đến đêm nước trên thân, lá hoàn toàn khô, tưới đủ để đất ngấm hết nước, không còn đọng lại trên mặt nhằm hạn chế cây bị chết thắt thân.​

Tỉa cây

Khi cây con được 1 - 2 lá thật tiến hành tỉa, để 1 cây/hốc. Tỉa bỏ các cây xấu, cây nhỏ, cây còi cọc, cây bị sâu bệnh.​

Bón phân thúc

Cây ươm không cần bón nhiều phân thúc. Chỉ bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém với lượng như sau:​


  • Phân Đạm 0,1 - 0,5% pha với nước sạch (10 - 50 g pha trong 10 lít nước)
    Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 5 - 7 ngày)

Lưu ý: Trước khi nhổ đi trồng 5 - 7 ngày không được bón thúc. Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng tỷ lệ sống kém.​

Quản lý sâu bệnh hại

Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện một số bệnh: lở cổ rễ, thối nhũn, sương mai… và số loại sâu như: sâu xám, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy… cần chú ý để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.​

Các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh này được trình bày ở mục Sâu bệnh hại.​

Tiêu chuẩn cây giống

cây giống khay bầu 1_1681991918.png

Cây có phiến lá tròn, đốt sít, mập, lùn.​

Cây có 4 - 5 lá thật thì nhổ trồng hoặc sau khi gieo hạt 20 - 25 ngày cây con sẽ đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Cây không bị sâu, bệnh. Tưới nước đẫm trước khi nhổ 1 giờ.​

cây giống khay bầu 2_1681991932.png

Khi chọn cây giống nên chọn cây to, khoẻ mạnh, không bị dập nát và đúng giống.​
 
Back
Top