Thiết kế nương đồi

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ được chuẩn bị đầy đủ: Thước chữ A hoặc ống xi - phông, thước dây, cuốc, xẻng, dao phát, giấy, bút, thước kẻ trong tình trạng sử dụng tốt.​

Số lượng dụng cụ chuẩn bị dựa trên số lượng người làm.​

Dụng cụ nào không chắc chắn phải được chêm lại.​

Bai 6-Lam-thuoc-chu-A_1628754191.png

Cách làm thước chữ A để làm đường đồng mức giúp nương chè cân đối, đều đẹp.

Phát dọn thực bì

Sử dụng dụng cụ đã được chuẩn bị để dọn sạch toàn bộ diện tích nương, đồi chè trước khi thiết kế các hệ thống.​

Thiết kế nương đồi chè

Chia khu, lô, hàng:

Tuỳ theo diện tích của nương, đồi chè mà ta bố trí chia theo lô, hàng để tiện chăm sóc.​

Đi điều tra nương, đồi chè:

Nếu diện tích trên 1 ha thì ta chia lô, hàng.​

Nếu diện tích dưới 1 ha thì ta chia hàng thuộc lô.​

Dùng thước dây đo hàng cách hàng 1,75 m; chiều dài hàng 50 - 100 m. Cứ 20 - 30 hàng chè ta được 1 lô tương đương với diện tích lô là 2000 - 4000 m². Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào diện tích khu chè mà ta chia chiều dài hàng từ 100 - 150 m, 40 - 50 hàng chè ta được 1 lô tương đương với diện tích lô là 5000 - 7000 m².​

Hàng chè thiết kế tuỳ thuộc vào độ dốc.​

Nếu trên 6 độ: Hàng chè chạy theo đường đồng mức, hàng cụt xếp xen kẽ.​

Nếu dưới 6 độ: Hàng chè chạy thẳng theo hàng dài nhất.​

bai 6_1628754322.jpg

Đất dốc ở Sơn La.

Muốn có được những hàng chè chuẩn thì phải xác định được đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ. Loại đường này có mặt phẳng song song với mực nước biển. Công cụ để xác định loại đường này là thước chữ A hoặc ống xi phông, cọc tiêu, thước dây. Dùng thước chữ A cắm 1 hàng chuẩn sau đó dựa vào hàng chuẩn này để cắm tiếp 5 - 10 hàng tiếp theo.​

Cách cắm một hàng chuẩn theo đường đồng mức như sau:

Cắm một cọc ở đầu lô làm chuẩn. Dùng thước chữ A hay ống xi phông để xác định chính xác vị trí của những cọc tiếp theo.​

Nếu dùng thước chữ A thì đặt một chân chữ A vào cọc chuẩn, chuyển dịch chân kia sao cho quả rọi của thước nằm đúng tâm chữ A. Cắm tiếp cọc thứ hai ở vị trí này. Lại lấy cọc thứ hai làm chuẩn để xác định vị trí của cọc thứ ba. Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến cọc cuối cùng của hàng ta sẽ được một hàng cọc cùng nằm trên một mặt phẳng so với mực nước biển.​

Nếu không có thước chữ A, ta có thể sử dụng ống xi phông (ống nhựa trong, loại mềm, đường kính 0,5 - 0,8 mm, dài tối thiểu là 2,0 m). Cho nước đầy vào ống, dựa theo nguyên lí bình thông nhau để xác định chính xác các điểm trên đường đồng mức. Cách làm giống như người thợ xây kiểm tra mặt phẳng của một công trình xây dựng.​

Khi cắm hàng chè, đặc biệt là cắm hàng chè xép phải cẩn thận, chính xác đảm bảo đồng mức để có nương chè đẹp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về chống xói mòn và canh tác thuận lợi.​

Vẽ lên sơ đồ theo tỷ lệ 1:100, 1:200 hoặc 1:1000.​

Thiết kế hệ thống đường

Dùng thước dây, thước chữ A để thiết kế hệ thống đường theo tiêu chuẩn sau:​

Đường trục chính: Rộng 5 - 6 m, độ dốc 50 độ.​

Đường liên đồi: Rộng 4 - 5 m, độ dốc 60, độ nghiêng 60 độ.​

Đường lên đồi: Rộng 3 - 4 m, độ dốc 8 - 100, độ nghiêng 50 độ.​

Đường lô: Rộng 3 - 4 m, độ dốc 10 - 12 độ.​

Dùng cuốc, xẻng, dao phát để chia các loại đường trên.​

Thiết kế đai rừng chắn gió

Cứ cách 200 - 500 m² đai rộng 5 - 10 m².​

Trồng cây thường xanh: Keo lá tràm, keo tai tượng... Khoảng cách trồng 1,5 m × 1,5 m.​

bai6-dai rung-keo la tram_1628754468.jpg

Trồng đai rừng chắn gió bằng cây keo lá tràm.

Thiết kế hệ thống khác

Hệ thống rãnh thoát nước: Rãnh ngăn không cho nước phía ngoài tràn vào khu chè gồm:​

Rãnh theo sườn đồi: Thiết kế ở chỗ hợp thuỷ, từ trên xuống chân đồi, thoát nước chống xói mòn.​

Rãnh ngang sườn đồi: Đưa nước dồn vào rãnh sườn đồi.​

Rãnh cách ly: Trên cùng hay dưới chân đồi.​

Xây bể chứa nước để tưới khi khô hạn, kích thước bể chứa tùy theo diện tích chè nhiều hay ít để xây bể. Thông thường cứ 2 - 3 ha xây 1 bể chứa nước, thể tích 1 m³/ha.​

Ngoài ra còn thiết kế hố ủ phân, lán cân chè và nơi chú mưa nắng cho người hái chè. Thông thường cứ 2 - 3 ha có 1 hố ủ phân hữu cơ cho chè.​
 
Back
Top