Yêu cầu về giá thể

TS.Nguyễn Văn Biếu

Member
Thành viên BQT
Than củi

Ưu điểm

Than củi có độ bền cao, duy trì được trạng thái từ 2 - 3 năm.​

Than củi khi làm thành giá thể đảm bảo có độ thông thoáng giúp cây ít nhiễm bệnh, ngăn ngừa nấm và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.​

gia-the-trong-lan-bang-than-cui-23-7_1640070714.jpg

Nhược điểm

Giữ ẩm kém. Than có trữ muối bên trong dễ gây chết cây lan. Vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước để đào thải muối và đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho rễ cây.​

Vỏ dừa/xơ dừa

Vỏ dừa già chặt thành những miếng nhỏ, chiều ngang 2 - 3 cm, chiều dài 4 - 5 cm, sau đó xử lý vỏ dừa để vỏ dừa mềm và bớt chất tanin.​

Xơ dừa được nghiền nhỏ từ vỏ dừa.​

ngoại cảnh- bài 3- xơ dừa-2 (2)_1622799065.jpg

Ưu điểm

Giá thành rẻ, dễ tìm kiếm, giữ ẩm tốt nên được ưu tiên sử dụng nhiều.​

Xơ dừa thường được sử dụng cho những mô hình trồng lan lớn.​

Nhược điểm

Giá thể rất dễ mục nát, sau 6 tháng thì nên thay giá thể trồng 1 lần.​

Sử dụng xơ dừa khiến lan Hồ Điệp dễ gặp phải tình trạng còi cọc chậm phát triển, thối rễ do nhanh mục nát, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây thối rễ cây.​

Sử dụng vỏ dừa/xơ dừa để trồng lan Hồ Điệp, cần hạn chế tưới nhiều nước, kiểm tra và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên.​

Cách xử lý vỏ dừa/xơ dừa

Bước 1: Xử lý vỏ dừa/xơ dừa thô tạo thành mụn xơ dừa.​

Bước 2: Tách chất chát Tanin.​

ngoại cảnh-bài 3- xơ dừa ngâm nc (2)_1622799308.jpg

Ngâm vỏ dừa/xơ dừa thô từ 2 - 3 ngày vào thùng chứa nước (100 lít).​

Sau ngày thứ 3, bà con đổ nước trong thùng ra, lúc này nước ngâm sẽ có màu sẫm còn mụn dừa sẽ có màu đỏ.​

Tuy dễ tan trong nước nhưng bà con nên lặp lại bước này khoảng 3 lần để chắc chắn rằng chất chát Tanin đã được loại bỏ hoàn toàn.​

Bước 3: Tách Lignin​

Mẹo để tiết kiệm tối đa thời gian và công sức là sử dụng vôi để tách Lignin.​

Chuẩn bị một thùng nước sạch, đổ 2 kg vôi vào nước.​

Cho mụn dừa đã được xử lý tách Tanin vào ngâm, dùng gậy đủ dài, cứng để khuấy đều mụn dừa.​

Ngâm trong nước này từ 5 - 7 ngày để Lignin hòa tan hoàn toàn trong nước.​

Tiến hành xả lại với nước sạch để loại bỏ cả Lignin, cả vôi bột (Vôi bột cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp theo). Để loại bỏ hoàn toàn, bà con nên cho vào nước sạch để ngâm 1 ngày. Tiến hành liên tục từ 3 đến 5 ngày tiếp theo.​

Mụn dừa sau khi đã xử lý loại bỏ hết các chất độc hại, để ráo nước, phơi khô, càng khô thì càng tốt.​

Dớn, rêu

Dớn là sợi của thân và rễ cây dương xỉ, dớn không bao giờ bị rêu đóng, khả năng hút ẩm và giữ nước tốt.​

dớn_1622817817.jpg

Rêu là loại chất trồng khá được ưa chuộng, nhất là rêu sphagnum moss. Rêu được khuyến khích sử dụng trong các chậu trồng lan nhỏ, kích thước 4 - 10 phân.​

Khi sử dụng rêu hoàn toàn để trồng lan, định kỳ 1 năm thay mới 1 lần.​

Trước khi sử dụng, nên ngâm rêu trong nước 24 giờ để khử sạch. Tuyệt đối không nén chặt rêu trong chậu vì sẽ gây nên tình trạng bí bách, tốt nhất nên cho hột móp (peanut foam) vào đáy chậu rồi phủ rêu bên trên để tạo độ thông thoáng.​

Trường hợp không cho rêu vào chậu mà phủ rêu lên miếng gỗ hay vỏ cây để trồng lan thì phải gia tăng tần suất tưới nước (khoảng 2 - 3 ngày/ lần).​

Bạn phải để chậu trồng thông thoáng, nhiều lỗ để tránh tình trạng ngập úng khi tưới nước. Chỉ tưới nước khi thấy bề mặt rêu đã khô. Mỗi tuần tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới thật đẫm.​

Ưu điểm

Dớn, rêu có khả năng giữ nước và độ bền cao (lâu mục) nên tiết kiệm được thời gian tưới và thay giá thể trồng, tách hay thay chậu dễ dàng.​

Dớn, rêu chứa lượng dưỡng chất dồi dào, tạo hình rễ cây đẹp.​

Nhược điểm

Nếu chỉ trồng riêng dớn, rêu thì chậu lan cũng không có độ thoáng.... Không nên lấy dớn, rêu quá vụn vì dễ bị mục nát, gây bí, không thoát nước ở chậu lan. Vì vậy, khi sử dụng dớn, rêu để làm giá thể, kết hợp cùng với một loại giá thể khác thì mới mang đến công dụng tốt nhất.​

Đất nung, vỏ cây

đất nung_1640070884.jpg

Ưu điểm

Khả năng sát khuẩn tốt.​

Không bám rong rêu.​

Ít mầm bệnh và lâu mục.​

vo thong_1640070961.jpg

Nhược điểm

Chọn vỏ mục thì khó thoát nước và dễ bị sâu bệnh hại rễ.​
 
Back
Top